Thiết kế cao tốc trên 120 km/h, điều kiện nào để an toàn?

Bộ GTVT đang lấy ý kiến về dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết kế đường cao tốc. Ngoài các loại tốc độ thiết kế như thông thường gồm: cấp 80 km/h; cấp 100 km/h; cấp 120 km/h, Bộ GTVT cũng đề xuất thêm cấp thiết kế đặc biệt, tốc độ thiết kế trên 120 km/h, được nghiên cứu, thiết kế riêng.

Vậy, với loại cấp thiết kế cao tốc 120km/h đòi hỏi những điều kiện gì? Điều kiện lưu thông cần được đáp ứng ra sao? Xung quanh vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với TS. Đào Huy Hoàng - Viện Khoa học Công nghệ GTVT. 

PV: Bộ GTVT đang dự thảo Thông tư quy định về Quy chuẩn thiết kế đường cao tốc, trong đó có đề xuất thiết kế cao tốc có tốc độ trên 120km/h. Ông có ý kiến như thế nào về điều này?

TS. Đào Huy Hoàng: Hiện nay, trước yêu cầu của thực tiễn thì Bộ GTVT đang xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thiết kế đường ô tô cao tốc. Quy chuẩn này đang bao hàm chỉ trong phạm vi thiết kế thôi và trong cấp thiết kế đường cao tốc, thì hiện nay có 4 thông tin: thứ nhất, tốc độ thiết kế 80km/h và cấp 100 là tốc độ thiết kế 100km/h; cấp thiết kế 120km/h.

Còn cấp thiết kế đặc biệt, tức là tốc độ cho phép thiết kế trên 120km/h thì được nghiên cứu, thiết kế riêng và nó không nằm trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết kế đường ô tô cao tốc này.

Trong trường hợp chúng ta nói là cho chạy trên 120km/h, đây là thông tin có thể nói cũng chưa hoàn toàn chính xác vì đến thời điểm hiện nay, tất cả các đường cao tốc ở Việt Nam thì cấp thiết kế cao nhất là cấp tốc độ thiết kế 120km/h và thực tế là khai thác cũng ở trong một phạm vi là tốc độ 120km/h trở xuống. Nội dung của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết kế đường cao tốc nó là như vậy.

Ảnh nh hoạ

PV: Với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có tốc độ thiết kế trên 120km/h đòi hỏi những yếu tố như thế nào?

TS. Đào Huy Hoàng: Hầu như nhiều nước trên thế giới hiện đang sử dụng tiêu chuẩn thiết kế hoặc khai thác đường ô tô cao tốc, quản lý khai thác trong phạm vi 120km/h đổ xuống. Chỉ có những đường cao tôc đặc biệt, như đường cao tốc ở Đức (Autobahn), có những đoạn không giới hạn, cho phép chạy trên 120km/h. Đặc biệt điều kiện mặt đường nó phải rất cao cấp. Một yếu tố đặc biệt quan trong là chất lượng phương tiện.

Như ở Việt Nam hiện nay với việc cho phép ô tô chạy trên 120km/h là về cơ bản là không đảm bảo, vì chất lượng phương tiện của mình nó thấp, khi chạy tốc độ cao nó hay bị rung lắc và ổn và xử lý cũng rất nguy hiểm, nguy cơ cao về mất ATGT. Thế nên trong tương lai nếu chúng ta đặt vấn đề về thiết kế những tuyến đường mà trên 120k/h tức là phải có những điều kiện đầu vào tương đối là đặc biệt, tức là phải là những loại xe chất lượng tốt.

Hiện nay chất lượng dòng phương tiện của mình về cơ bản do xuống cấp hay tình trạng kỹ thuật nó không tốt lắm, thế nên việc mình nghĩ đến việc khai thác đường ô tô trên 120km/h là cả một tương lai phía trước. Để đam rbaor ATGT thì người ta phải rất cân nhắc và xem xét một cách kỹ lưỡng về chất lượng đường, chất lượng phương tiện và quản lý khai thác trên đường.

PV: Kinh nghiệm thé giới khi khai thác tốc độ từ 120km/h trở lên hoặc không giới hạn tốc độ thì người ta đặt ra những yêu cầu đối với chất lượng đường, chất lượng phương tiện như thế nào?

TS. Đào Huy Hoàng: Cũng giống như ở Việt Nam, khi chúng ta xây dựng quy chuẩn 12 về tốc dộ thiết kế đường cao tốc thôi, ví dụ trong tiêu chuẩn thiết kế của mình yêu cầu tối thiểu là 4 làn xe, trong đó có đầy đủ những công trình mà phụ trợ, đảm bảo cho hoạt động, kể cả làn dừng xe khẩn cấp.

Tuy nhiên, đối với những đường tốc độ cao, trên 120km/h thì số làn của một hướng tối thiểu phải từ 3 đến 4 làn trở lên, thì người ta mới xem xét để cho chạy với tốc độ cao như vậy. Khi chạy trên những đường tốc độ cao, trên 120km/h thì cái xe, phương tiện cũng phải đảm bảo, chất lượng nó phải tốt.

PV: Xin cảm ơn ông.