Thị trường nội địa: Cơ hội để doanh nghiệp Việt phục hồi

Thời gian qua, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên nhiều quốc gia giảm nhập khẩu hàng hóa, tác động không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp đang chuyển hướng sang khai thác thị trường trong nước, giảm xuất khẩu với hi vọng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Nhiều doanh nghiệp đang chuyển hướng sang khai thác thị trường trong nước, giảm xuất khẩu với hi vọng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh: SGGP

Về vấn đề này, phóng viên có cuộc trao đổi với Phó giáo sư-Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính.

PV: Thưa PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, ông đánh giá như thế nào về vai trò của thị trường trong nước đối với các doanh nghiệp Việt Nam ở thời điểm này?

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh: Khi chiếm lĩnh thị trường trong nước thì có một số lợi thế rất lớn với doanh nghiệp Việt Nam. Thứ nhất, người Việt Nam thì thường hiểu được nhu cầu đặc tính của hàng hóa đối với người Việt Nam và khả năng đáp ứng rất tốt.

Điều thứ hai, chi phí vận chuyển sẽ giảm đi rất nhiều. Thứ ba, thời gian từ sản xuất đến người tiêu dùng cũng rút ngắn đi rất nhiều. Điều quan trọng nhất người Việt cũng yêu mến sản phẩm Việt Nam của chúng ta nếu như đảm bảo chất lượng và giá cả phù hợp

Với một thị trường lên tới 100 triệu dân, lực lượng lao động trẻ đang lên rất lớn, thu nhập tăng lên một cách nhanh chóng thì rõ ràng, nếu chúng ta chiếm lĩnh được thì đây cũng là một thị trường rất lớn, có tiềm năng phát triển trong tương lai.

PV: Bên cạnh sự trợ giúp từ Chính phủ, các doanh nghiệp Việt cần chú ý điều gì khi khai thác thị trường trong nước?

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh: Chính phủ cũng đã có những ễn giảm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, Chính phủ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.

Nguồn thu của Chính phủ trong năm nay giảm rất nhiều, các khoản chi của Chính phủ thì rất lớn.

Rõ ràng chúng ta nhìn thấy rằng, trong cái đại dịch này ảnh hưởng tất cả mọi người dân cũng như mọi doanh nghiệp. Cho nên các doanh nghiệp trước hết phải tự mình vượt qua khó khăn này, coi như một cái rủi ro trong sản xuất kinh doanh mà bản thân doanh nghiệp phải cố gắng vượt qua.

Họ phải tái cấu trúc lại sản xuất, tiết kiệm chi phí để giảm giá thành, tăng cường sức cạnh tranh.

Nếu như Chính phủ mà có thể nghiên cứu giảm được cái phần nào đó thì điều đó là rất đáng mừng. Nhưng chúng tôi hy vọng rằng các doanh nghiệp cũng nhận thức được vấn đề và chia sẻ khó khăn với Chính phủ trong giai đoạn hiện nay.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 18/9 tại đây: