Thị trường hàng tiêu dùng bước vào vụ Tết

Thời điểm này, các kế hoạch, công tác chuẩn bị nguồn hàng và kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm đang được ngành công thương, các hệ thống bán lẻ và nhà cung ứng triển khai, xúc tiến khẩn trương, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân sau một năm đầy biến

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Ảnh nh họa

Đứng lâu trước các quầy hàng và cân nhắc thật kỹ về các loại sản phẩm, mẫu mã, giá cả… là cách mua sắm dần trở nên quen thuộc với nhiều người, trong đó có chị Nguyễn Thu Hương, ở quận Long Biên, Hà Nội.

Chị Hương cho biết, việc mua sắm của gia đình chị không còn được thoải mái như trước khi dịch COVID-19 bùng phát: "Đa phần mặt hàng đều tăng giá. Hàng hóa vẫn tương đối đầy đủ, một số hàng nhập có vẻ khan hiếm hơn hoặc hết hàng, đắt, không có hàng mới về.

Năm nay, kế hoạch vẫn như mọi năm thôi, tặng quà, biếu nội ngoại. Những nhu cầu khác như bạn bè, đối tác thì chắc cũng cần phải cân nhắc thêm. Cũng rất mong là nếu tăng thì cũng chỉ trên dưới 10%, còn 20-30% thì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống".

Để phục vụ người tiêu dùng dịp Tết, ngành công thương Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị cung ứng tăng lượng hàng dự trữ. Ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn khoảng 39.000 tỷ đồng, tương đương dịp Tết năm ngoái. Các mặt hàng thiết yếu được chú trọng gồm: gạo, thịt, rau củ quả, nông lâm sản, rượu bia, bánh mứt kẹo,…

Bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, thành phố đã đẩy mạnh phối hợp với các địa phương khác để đưa nguồn hàng về tiêu thụ: "Chúng tôi đang tập trung đẩy mạnh các chương trình kích cầu, xúc tiến thương mại để thúc đẩy tổng mức bán ra và doanh thu dịch vụ; tiếp tục phối hợp với Bộ Công thương để theo dõi sát diễn biến dịch, ứng phó của các quốc gia để có biện pháp thích hợp, tìm kiếm đầu ra cho xuất khẩu hàng hóa và đẩy mạnh thương mại điện tử phục vụ nhu cầu của nhân dân".

Hiện các chuỗi siêu thị lớn ở Hà Nội cũng đã lên kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Tại hệ thống bán lẻ BRG Mart, Hapro Mart, Hapro Food, bà Đỗ Tuệ Tâm, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội cho biết:

"Chúng tôi nhiều năm là đơn vị được UBND thành phố giao dự trữ lượng hàng hóa, không để tình trạng thiếu hàng, khan hàng, tăng giá. Các nhà máy của chúng tôi trực tiếp sản xuất, chúng tôi cũng ký trực tiếp với các nhà cung cấp từ đầu năm. Đặc sản ở các vùng ền, các mặt hàng thiết yếu,… hàng Tết dự trữ khoảng 300% so với bình thường".

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2021 tăng 1,67% so với tháng 12/2020. Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhận định, thị trường hàng hóa dịp Tết Nhâm Dần 2022 có nhiều điểm khác biệt so với các năm trước. Cụ thể, hàng hóa đã có mặt bằng giá mới sau khi giá gas, xăng dầu và chi phí đầu vào tăng; sức mua của người tiêu dùng giảm; gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp; và hệ thống phân phối còn “xộc xệch”, có hiện tượng một số siêu thị thao túng giá, độc quyền mua.

"Chúng ta phải xốc lại hệ thống phân phối, siêu thị phải làm ăn “tử tế”. Bán lẻ của chúng ta bỏ quên chợ - nơi phục vụ chính cho nhân dân và nhất là người nghèo. Giả sử Tết năm nay dịch bùng lên như một số tháng trước thì phải tổ chức, chuẩn bị kho dự trữ hàng hóa cơ động, dã chiến.

Vấn đề nữa là tất cả lượng hàng hóa thống kê mấy chục nghìn tỷ là lấy các nơi cộng vào, Sở Công thương không quyết định được giá. Phải giải quyết bài toán cung - cầu, cung - cầu cân bằng thì giá tương đối ổn định; tăng cường kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại". Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhận định