Tăng cường giám sát xã hội qua Cổng công khai Ngân sách Nhà nước

Vừa qua, Bộ Tài Chính đã khai trương Cổng Công khai Ngân sách nhà nước, qua đó hiện thực hóa mục tiêu công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải trình trong công tác phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn lực công...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Đồng thời, đây được cho là công cụ rất đắc lực trong việc tăng cường sự giám sát của xã hội đối với hoạt động tài chính ngân sách nhà nước nói chung và công khai ngân sách nói riêng.

Đối thoại với phóng viên Sở Nguyên, chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ:

PV: Ông đánh giá như thế nào về vai trò của Cổng công khai Ngân sách Nhà nước đối với việc phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn lực công của các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trong thời gian tới?

Ông Phan Đức Hiếu: Nó sẽ tạo ra một áp lực cho tất cả các bộ, ngành và thậm chí cho Chính phủ nói chung.

Khi chúng ta có số liệu một cách có hệ thống thì người ta sẽ có những so sánh, đánh giá. Người ta sẽ thấy rõ ràng là tỉnh này đang làm tốt hơn tỉnh khác, rồi nhìn cục diện quốc gia thì người ta sẽ thấy được những số liệu mang tính chất tổng hợp.

Như vậy, sẽ tạo ra áp lực cho việc chi ngân sách hiệu quả hơn. 

Chính phủ có thể chủ động trong việc điều hành,linh hoạt hơn chủ động hơn và sẽ kịp thời hơn. Thứ hai là tiết kiệm được rất nhiều chi phí giao dịch trong việc thu thập báo cáo thông tin.

Nếu tính toán ra thì đây cũng là một chi phí rất lớn mà chúng ta có thể tiết kiệm được.

PV: Theo Bộ Tài chính, Cổng công khai Ngân sách Nhà nước được xem như một kênh truyền thông cung cấp dữ liệu cho người dân, doanh nghiệp, qua đó tăng cường sự giám sát của xã hội đối với các vấn đề liên quan đến tài chính ngân sách quốc gia. Ông có chia sẻ gì về vai trò này?  

Ông Phan Đức Hiếu: Đây là một bước rất lớn trong thực thi Luật Ngân sách Nhà nước. Bởi vì trước đây cũng yêu cầu công khai nhưng số liệu công khai nhiều khi cũng không có cái giám sát.

Việc tiếp cận thông tin của người dân đối với thông tin này như trước rất hạn chế. Nếu như những thông tin, số liệu được cập nhật, cung cấp một cách có hệ thống thì khi và người dân và các chuyên gia có liên quan tiếp cận, họ sẽ có cơ hội so sánh. 

Như trước đây, việc công khai ngân sách thì giao cho các Bộ. Một người dân rất khó để tiếp cận những thông tin đó.

Đôi khi tiếp cận được thì cũng chỉ có một số địa phương, không có những con số tổng thể, cũng không có những con số mà có thể so sánh được.

Việc công khai như này sẽ giúp cho sự giám sát của người dân chặt chẽ hơn, thực sự có ý nghĩa hơn. 

PV: Xin cảm ơn ông! 

---

Mời các bạn nghe lại nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 31/8 tại đây: