Tuy nhiên, trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á đang diễn ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt về chính sách visa và chương trình du lịch, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh nhiều giải pháp đồng bộ để không bỏ lỡ cơ hội “vàng”, hiện thực hóa mục tiêu đạt doanh thu triệu tỷ đồng trong năm 2025 và đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên của cả nước.
NỚI LỎNG THỊ THỰC - CHƯA ĐỦ ĐỂ TẠO ĐỘT PHÁ
Lựa chọn chuyến đi của khách du lịch quốc tế thường dựa vào 4 yếu tố chính, bao gồm: đường bay thẳng, thủ tục nhập cảnh, hạ tầng, dịch vụ du lịch và đội ngũ nhân sự. Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt trong việc nới lỏng thị thực cho khách quốc tế, từ việc mở rộng danh sách quốc gia đến áp dụng thị thực điện tử (e-visa) cho công dân toàn cầu. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, chính sách visa du lịch của Việt Nam vẫn còn lép vế.
Thái Lan đã mạnh tay ễn visa cho công dân 93 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi Malaysia áp dụng chính sách tương tự cho hơn 150 nước. Singapore - trung tâm tài chính và du lịch hàng đầu, càng không cần bàn cãi về mức độ thông thoáng trong chính sách nhập cảnh cho hầu hết thị trường khách quan trọng.
Ngay cả khi được ễn thị thực, khách quốc tế đến Việt Nam vẫn bị giới hạn bởi thời gian lưu trú. Trong khi nhiều nước cho phép du khách ở lại tới 3 tháng để kích thích du lịch dài ngày và chi tiêu cao, thì Việt Nam mới chỉ tăng thời gian tạm trú lên 45 ngày (áp dụng từ tháng 8/2023). Điều này làm giảm sức cạnh tranh và chưa tạo thuận lợi cho tệp khách hàng giàu có đến từ châu Âu.
Hơn nữa, kể cả khi tiếp tục mở rộng chính sách này thì du lịch Việt cũng không thể chỉ trông chờ vào visa để giải quyết mọi vấn đề. Hạ tầng hiện còn nhiều bất cập, các sân bay quốc tế dù đã được đầu tư nhưng vẫn liên tục quá tải. Giao thông giữa các điểm du lịch thiếu tính kết nối, thường xuyên ùn tắc tại các thành phố lớn.
Cơ sở lưu trú dù đã phát triển mạnh nhưng vẫn chưa đồng đều về chất lượng. Nhiều khu du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Đà Lạt, Phú Quốc đang phải đối mặt với tình trạng quá tải, thiếu quy hoạch bài bản và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của du khách. Trong khi đó, Hà Nội, TP.HCM và các điểm đến ban đầu vẫn còn gặp khó trong việc xây dựng chương trình ấn tượng, giàu sức hút, hay tư duy làm ăn “chụp giật” vẫn còn tồn tại trong một bộ phận người kinh doanh.
Du khách không chỉ cần một “tấm vé” thông hành dễ dàng mà còn muốn một hành trình đáng giá. Tiềm năng, sức hút của du lịch Việt Nam là rất lớn, hạ tầng, dịch vụ cũng đang được cải thiện từng ngày, tuy nhiên, cần “tăng tốc” hơn nữa trong “cuộc đua” hút khách với các nước láng giềng.
CHÌA KHÓA GIÚP DU LỊCH VIỆT NAM CẤT CÁNH
Đầu tiên, hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông, là yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm chuyến đi. Việc đầu tư xây dựng, mở rộng các cảng hàng không quốc tế, các cảng nước sâu cho phép tàu lớn cập bến, hay hoàn thiện mạng lưới đường cao tốc đang được Chính phủ quan tâm, sẽ là “chìa khóa” để giúp ngành du lịch thực sự “cất cánh”.
Song hành chính sách visa hấp dẫn và hạ tầng phát triển phải là một hệ sinh thái du lịch chất lượng. Thái Lan không đơn thuần ễn visa mà còn biến mình thành “thiên đường” du lịch cao cấp, với những khu nghỉ dưỡng xa hoa, dịch vụ giải trí đa dạng và ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe phát triển mạnh mẽ. Bali, Indonesia không chỉ có bãi biển mà còn xây dựng một hệ sinh thái du lịch bền vững, giữ chân du khách dài ngày và kích thích họ quay lại.
Việt Nam có thể học tập nhiều điều từ các nước bạn trong việc xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các trải nghiệm độc đáo về văn hóa, ẩm thực, nghệ thuật, biến chúng thành lợi thế cạnh tranh đặc trưng so với các nước khác trong khu vực.
Trong đó, cần đầu tư vào phân khúc du lịch cao cấp bằng cách phát triển thêm các khu nghỉ dưỡng 5 sao, thiết kế các sản phẩm độc đáo đang ngày càng được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng như: các điểm du lịch chăm sóc sức khỏe (wellness tourism), dịch vụ du thuyền sang trọng,… đáp ứng nhu cầu của du khách có mức chi tiêu cao.
Chất lượng dịch vụ và nhân lực ngành du lịch cũng cần được nâng tầm. Đội ngũ nhân viên trong ngành phải được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ, đặc biệt là ngoại ngữ, thông thạo tiếng nói của khách đến, từ đó có tác phong chuyên nghiệp để phục vụ du khách quốc tế với tiêu chuẩn cao hơn.
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ vào du lịch là bước đi tất yếu. Việt Nam cần phát triển các ứng dụng du lịch thông nh, tích hợp thông tin, dịch vụ đặt phòng, phương tiện đi lại, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và tiện lợi. Số hóa các điểm đến, áp dụng thực tế ảo (VR), trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao trải nghiệm du khách cũng là điều các quốc gia phát triển đã và đang thực hiện.
Việt Nam đang có cơ hội lớn để vươn mình trên bản đồ du lịch thế giới, nhưng nếu không kịp thời tăng tốc để nắm bắt thì chúng ta có thể sẽ đứng bên lề cuộc chơi. Chính sách thị thực thông thoáng và hợp lý hơn, hạ tầng được nâng cấp, sản phẩm và dịch vụ du lịch đổi mới,… chỉ khi đáp ứng đầy đủ các yếu tố này thì Việt Nam mới có thể thu hút du khách quốc tế nhiều hơn, tạo động lực để họ quay trở lại và thoát khỏi cái “mác” điểm du lịch giá rẻ.