Tai nạn kinh hoàng khi biểu diễn xiếc cá sấu

VOVGT - Vụ việc xảy ra gần đây tại Hà Nam khi một nam diễn viếc xiếc đã bị cá sấu cắn bị thương ở mặt trong lúc biểu diễn tiết mục cho đầu vào miệng cá sấu

 

Tối ngày 11/3, tại xã ngã tư phố Động (thuộc xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) diễn ra chương trình xiếc nghệ thuật, cuối buổi diễn có tiết mục thò đầu vào ệng cá sấu. Sau lần đầu không thành công, nam diễn viên xiếc tiếp tục cúi mình xuống đưa đầu vào ệng cá sấu để biểu diễn lại. Không may sự cố đã xảy ra, khi người dẫn chương trình vừa đếm đến 3 thì cá sấu bỗng bật dậy, cắn thẳng vào đầu và mặt diễn viên xiếc khiến khán giả thót tim, la hét. Theo ông Đinh Văn An, Chủ tịch UBND huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, nam diễn viên này đã bị cá sấu cắn bị thương ở mặt, sau đó được điều trị tại bệnh viện Hà Nam và may mắn nạn nhân không ảnh hưởng đến tính mạng.

Một nghệ sĩ trình diễn xiếc cá sấu tại Thái Lan. Ảnh: Internet

Trao đổi với chương trình sau khi theo dõi vụ việc này trên các phương tiện thông tin đại chúng, NSƯT Tạ Duy Nhẫn - nguyên Trưởng đoàn Xiếc thú - Liên đoàn xiếc Việt Nam cảm thấy rất buồn khi có những nghệ sĩ dành tình yêu cho xiếc thú bị nạn. Theo ông, xiếc là một bộ môn nghệ thuật mạo hiểm, đặc biệt là với xiếc thú thì ranh giới giữa an toàn và nguy hiểm, giữa sống và chết, đôi khi chỉ cách nhau gang tấc. Trong vụ việc xảy ra ở Hà Nam, người diễn viên đã chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện trước khi lên sân khấu. Điều kiện đó đến từ sân khấu, âm thanh, ánh sáng... Tuy nhiên, yếu tố lớn nhất là cá sấu chưa được huấn luyện kỹ, diễn viên chưa tìm hiểu kỹ càng. 

Ông Nhẫn cho rằng người diễn viên mà sử dụng con cá sấu đó có những điều kiện diễn ở sân khấu đã tác động rất nhiều lên con cá sấu như mặt sàn diễn; hay khán giả đã tác động mạnh vào sân khấu, khiến con cá sấu giật mình. 

Đồng tình với quan điểm của NSƯT Tạ Duy Nhẫn, nghệ sĩ Phạm Xuân Quang, Phó giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam cho biết, theo quy trình, mỗi tiết mục biểu diễn xiếc thú đều trải qua một quá trình rất dài. Tuy nhiên, với nhiều nhóm xiếc thú nhỏ lẻ và một số đoàn xiếc thú ngoại tỉnh, quy trình này chưa hẳn được tuân thủ nghiêm ngặt. Ngoài ra, theo lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội, việc cấp phép cho các tiết mục xiếc thú thường chung chung vì thông thường, xiếc thú chỉ là một trong số các tiết mục của buổi biểu diễn, khó đo đếm và kiểm soát chất lượng tiết mục.

Tuổi nghề ngắn, tai nạn rình rập bất cứ lúc nào, tập luyện gian khHoặc do sức ép thời gian, phải tập cho kịp tiết mục để diễn ngay nên điều quan trọng là thời gian hiểu biết, gần gũi, tiếp xúc với con thú còn chưa đủ.ổ, thu nhập eo hẹp, những căn bệnh nghề nghiệp... là những những nhọc nhằn không thể kể hết của nghề xiếc. Hi vọng rằng, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ có những cơ chế, chính sách ưu đãi, và những quy định pháp lý rõ ràng với các nghệ sĩ, diễn viên xiếc. Và điều không thể thiếu, chính là sự ủng hộ của khán giả, sẽ góp phần rất lớn giúp duy trì và nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê của các nghệ sỹ với nghề xiếc.