Sốt xuất huyết ở ĐBSCL: Không để dịch chồng dịch

Mặc dù chưa vào thời gian cao điểm nhưng sốt xuất huyết, tay chân miệng và một số dịch bệnh khác đã diễn biến khó lường tại các tỉnh thành khu vực phía Nam.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Những ngày gần đây, lượng bệnh nhi nhập viện vì tay chân ệng tăng nhanh chóng, đỉnh điểm có ngày lên đến 100 em. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ, số ca sốt xuất huyết ghi nhận từ đầu năm đến cuối tháng 4 tăng 118 ca so với cùng kỳ 2020. Tay chân ệng tăng đến 550 ca, nhiều nhất ở trẻ dưới 3 tuổi.

Bác sĩ Huỳnh Hùng Dũng, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần Kinh, BV Nhi đồng TP Cần Thơ cho biết, hiện bệnh chưa có dấu hiệu giảm.

Không chỉ Cần Thơ, nhiều tỉnh thành khác tại khu vực phía Nam đối mặt với nguy cơ dịch bệnh bùng phát kể từ đầu năm 2021. Tại Tiền Giang, hiện toàn tỉnh có 900 ca sốt xuất huyết, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Tỉnh này đã có ca tử vong vì bệnh sốt xuất huyết.

Lượng bệnh nhi nhập viện vì tay chân ệng tăng nhanh chóng. Ảnh: Báo Giao thông

Bác sĩ Lê Đăng Ngạn, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang thông tin: "Để kiểm soát, ngành y tế cũng đã chủ động triển khai các hoạt động tích cực sớm ngay từ đầu năm.

Riêng sốt xuất huyết thì đã tổ chức chiến dịch từ những tháng đầu mùa khô và sau đó tuỳ vào các địa phương, khi diễn tiến tình hình dịch phức tạp sẽ triển khai nhiều chiến dịch khác. Đồng thời tổ chức phun hoá chất tiêu độc, chủ động dập dịch để kiểm soát sự lây lan của từng địa bàn, hạn chế sự lây lan".

Còn tại Hậu Giang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, tính đến ngày 24/5, ghi nhận 260 ca bệnh tay chân ệng, tương đương gấp 6 lần so với cùng kỳ. Trong đó, tăng nhiều nhất ở huyện Phụng Hiệp, Châu Thành A; đáng tiếc, đã có trường hợp tử vong tại Thành phố Vị Thanh.

Ông Bùi Văn Trung, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Vị Thanh nhận định: “Nguyên nhân do Enterovirus rồi nhưng tôi nghĩ do vấn đề vệ sinh ăn uống. Chứ thật sự mình không biết nguồn lây, ngoài cộng đồng cũng có, nhà trường cũng có. Tính ra lượt tăng nhiều hơn so với cùng kỳ”.

Hiện vẫn liên tục ghi nhận các ca bệnh nhập viện. Tuy nhiên, sau khi thăm khám, trường hợp mắc bệnh nhẹ sẽ được bác sĩ cho điều trị, theo dõi tại nhà nhằm tránh lây nhiễm chéo và phòng ngừa Covid-19.

Đáng quan ngại là số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân ệng gia tăng nhanh chóng nhưng lại cục bộ tại một số địa phương, gây khó khăn trong việc khống chế dịch của ngành y tế. Điển hình như tại tỉnh Bến Tre với hơn 240 ca mắc sốt xuất huyết.

Bác sỹ Nguyễn Hữu Định – Giám dốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre cho rằng: "Thực tế có tăng cục bộ ở một vài huyện mà chúng ta phải hết sức quan tâm như huyện Thạnh Phú, huyện Chợ Lách, huyện Mỏ Cày Nam là những địa phương có số ca mắc gia tăng.

Dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, nếu chúng ta không tăng cường các giải pháp giám sát về mặt chuyên môn, không chế các dịch bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, tay chân ệng diễn biến dịch bệnh phức tạp thì rất khó để ứng phó hoặc ứng phó kém hiệu quả".

Thực tế, đây đều là loại bệnh thường gặp ở khu vực phía Nam nói chung, ÐBSCL nói riêng. Diễn biến bệnh chuyển từ nhẹ sang nặng rất nhanh có thể dẫn đến biến chứng khôn lường, thậm chí là tử vong.

Nhưng không ít người còn chủ quan, lúng túng khi nhận diện cũng như điều trị bệnh:

"Đâu nghĩ bé bị sốt xuất huyết, lúc sanh bé ra là tiêm ngừa đầy đủ rồi và đây cũng là lần đầu tiên con chị bị sốt xuất huyết".

"Ban đầu bị sốt nên đưa đi bác sĩ tư khám, rồi về uống thuốc cũng không thấy giảm, để thêm ở nhà một ngày nữa, qua bữa sau vẫn đi bác sĩ tư khám thì được biết, con mắc bệnh sốt xuất huyết. Thế là đưa con nhập viện luôn".

"Hồi đó giờ chỉ có bị nóng, ho sổ mũi thôi, chứ chưa có sốt gì nhiều dữ như thế này; hồi nào giờ chỉ có qua lấy thuốc uống là hết rồi thôi. Đợt này, vô là bác sĩ yêu cầu nhập viện luôn.” 

Hàng năm, thời điểm này là cao điểm của các bệnh viêm đường hô hấp do virus như Chikungunya, sởi, quai bị, thủy đậu, rubella... chưa kể là các bệnh trên gia súc, gia cầm dễ bùng phát thành dịch.

Tuy vậy, tất cả đều có thể chủ động phòng tránh. Trong bối cảnh dịch bệnh có nguy cơ cao bùng phát tại ĐBSCL khi Long An đã ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng vào ngày 28/5; thì công tác phòng chống các dịch bệnh khác cần nghiêm túc, quyết liệt và linh hoạt hơn nữa nhằm sẵn sàng cho mọi tình huống.

Đặc biệt, ý thức, trách nhiệm và sự hợp tác của mỗi người dân là yếu tố quan trọng giúp ĐBSCL không để dịch chồng dịch.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: