Sống ảo và Sống thật

Người ta phát hiện, các nam thanh, nữ tú thi nhau khoe cuộc sống sang chảnh bằng cách tạo dáng bên cùng một chiếc ô tô hạng sang, không quên kèm triết lý na ná nhau. Câu hỏi được cộng đồng mạng đặt ra là: “Vậy ai là chủ nhân thực sự của chiếc xe này?”. 

Ảnh nh họa

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Việc chứng kiến bi hài trên mạng xã hội không quá xa lại với những người chơi hạng lâu năm. Tuy vậy, thỉnh thoảng có những câu chuyện khiến người ta không biết nên khóc hay nên cười vì nhiều khi vừa xuýt xoa phút trước, phút sau đã ngỡ ngàng thấy sự thật phơi bày. 

Câu chuyện phía sau những bức hình xa xỉ, hào nhoáng thì ra “chỉ là một cú lừa” của những bạn trẻ đam mê sống ảo đã được phơi bày ở Trung Quốc cách đây không lâu, với cùng mô -tuýp.

Chiếc siêu xe thực ra chỉ là đạo cụ được các bạn trẻ thuê để chụp hình với khoảng 500 nghìn đồng một lượt. Hoặc chỉ cần bỏ ra 300 nghìn đồng đã có thể thưởng thức tiệc trà đắt đỏ trong khách sạn 5 sao, thỏa sức chụp hình như thú vui thường nhật. 

Chuyện sẽ chẳng có gì cho tới khi thú vui sống ảo kéo theo nhiều phiền toái hơn bạn tưởng. Niềm vui được bạn bè chúc mừng, ngợi ca, ghen tị với lối sống xa hoa chưa thấy, đã thấy mình nổi như cồn trên mạng xã hội vì bị “bóc phốt”. Trông nho nhã thanh tao là vậy, ấy nhưng cuộc sống thực của họ hoá ra lại vô cùng hỗn độn. 

Những “giả vờ” trên mạng xã hội có lẽ bắt nguồn từ nỗi cô đơn, thiếu trải nghiệm của người trẻ. Khi mà việc nỗ lực học tập, làm việc để nâng cấp bản thân phải mất rất nhiều thời gian và công sức, thì việc nguỵ trang cho mình hình thức bên ngoài, những tấm hình sống ảo đăng trên mạng xã hội lại quá dễ dàng. 

Nếu sự ham muốn vật chất có thể kích thích một người cố gắng làm việc chăm chỉ, không ngừng phát triển bản thân thì đó cũng là một điều tốt.

Tuy nhiên, nếu cứ chỉ đắm chìm trong ảo mộng mà quên mất sự thật mình chẳng có gì trong tay hoặc chán ghét thực tại là điều đáng buồn.