Sân bay Incheon và tham vọng trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần tốt nhất thế giới

Từng bước phục hồi sau đại dịch COVID-19 và thực hiện nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, ban điều hành sân bay Incheon, sân bay lớn nhất Hàn Quốc đang hướng tới mục tiêu xa hơn, đó là trở thành trung tâm hậu cần số một toàn cầu.

Năm 2023, Sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc được Tổ chức nghiên cứu vận tải hàng không Skytrax xếp thứ 4 trong danh sách những sân bay tốt nhất thế giới, trong khuôn khổ giải thưởng The World's Best Airports.

Ngoài ra, Incheon còn đứng đầu ở hạng mục Sân bay có đội ngũ nhân viên và quá trình xuất nhập cảnh tiên tiến nhất toàn cầu.

Sân bay Quốc tế Incheon - Ảnh skytraxratings

Nhận định về bí quyết thành công của Incheon, chuyên gia hàng không Nessa Anwar tới từ đài CNBC cho biết: “Ứng dụng công nghệ thông nh, từ thủ tục kiểm tra an ninh bằng nhận diện khuôn mặt, tới sử dụng robot giao đồ ăn tự động, là những bí quyết giúp sân bay Incheon đang tìm ra cách sáng tạo hơn để nâng cao trải nghiệm cho hành khách”

Với diện tích lên tới hơn 50 hecta, sân bay Incheon hiện tại bao gồm một sân golf, cùng chuỗi khách sạn với dịch vụ spa, phòng nghỉ cá nhân, sòng bạc và các ‘khu vườn’ trong nhà ga.

Bên cạnh đó là những khu mua sắm, giải trí, khu vực ăn uống rộng lớn, thậm chí cả một Bảo tàng văn hóa Hàn Quốc.Để triển khai dự án ‘nhà ga thông nh’, ban điều hành Incheon đang đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ ‘hướng tới tương lai’, đặc biệt trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, hành lý, dịch vụ mua sắm và quy trình kiểm tra an ninh.

Ông Lee Hag-jae, Giám đốc điều hành sân bay Incheon cho biết: “Mỗi sân bay cần trở thành điểm đến mà mọi hành khách mong muốn. Chúng tôi tiếp cận dịch vụ khách hàng từ quan điểm của chính họ. Điều đó có nghĩa, sân bay cần có nhiều thứ hơn để xem, để giải trí và ăn uống. Về cơ bản là thỏa mãn mong muốn của tất cả mọi người”

Đại dịch COVID-19 khiến ngành hàng không chịu ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, ông Hag-jae cho rằng, kỷ nguyên hậu đại dịch chính là ‘chất xúc tác’ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số: “Đến năm 2027, chúng tôi dự định áp dụng trí tuệ nhân tạo, xe tự hành và dữ liệu lớn để thiết lập cơ sở hạ tầng phục vụ, vận chuyển hàng hóa lưu thông thuận tiện. Chúng tôi muốn làm cho sân bay của mình trở nên thông nh hơn”

Tháng 7 vừa qua, sân bay Incheon ra mắt dịch vụ SmartPass, cho phép hành khách không cần xuất trình hộ chiếu hay vé ở cổng lên máy bay. Thay vào đó, hành khách chỉ cần quét nhận diện khuôn mặt để làm thủ tục tự động ở quầy kiểm tra.

Công dân Hàn Quốc và nước ngoài từ 7 tuổi trở lên đều có thể đăng ký sử dụng SmartPass. Sau khi đăng ký, mã SmartPass ID sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm.Theo nhà chức trách, dịch vụ SmartPass giúp rút ngắn thời gian kiểm tra an ninh, làm thủ tục tại cổng lên máy bay tới 40% so với thông thường. Ngoài ra, hành khách có thể di chuyển qua các tuyến đường riêng tại quầy kiểm tra, tránh tình trạng phải xếp hàng chờ đợi trong những dịp cao điểm.

Cô Do Kyung-yun, phát ngôn viên sân bay Incheon cho biết: “Hiện có khoảng 1.500 hành khách sử dụng dịch vụ SmartPass mỗi ngày. Đến thời điểm hiện tại, hơn 300.000 người đã đăng ký mã SmartPass ID”.

Bên trong sân bay Incheon - Ảnh skytraxratings

Được biết, trong tương lai, ban quản lý sân bay Incheon có kế hoạch mở rộng phạm vi ứng dụng dịch vụ SmartPass trong cả hoạt động ký gửi hành lý, mua sắm tại các cửa hàng ễn thuế tại sân bay. Từ tháng 4/2024, dịch vụ SmartPass sẽ hỗ trợ quá trình làm thủ tục tại cổng lên máy bay đối với tất cả các hãng hàng không khởi hành từ sân bay Incheon.

Ông Lee Hag-jae, Giám đốc sân bay Incheon cho biết, mục tiêu của ban điều hành là nỗ lực biến sân bay trở thành trung tâm hậu cần toàn cầu. Tính đến thời điểm hiện tại, mạng lưới hàng không của Incheon cung cấp các chuyến bay đến hơn 150 thành phố trên 53 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi đó, các tuyến đường dành riêng cho hàng hóa của sân bay kết nối tới gần 110 thành phố qua 25 hãng hàng không.

Ông Lee Hag-jae bày tỏ: “Vấn đề không thực sự nằm ở việc sân bay Incheon xếp thứ nhất hay thứ hai trên bảng xếp hạng mà chúng tôi muốn trở thành một hình mẫu lý tưởng trong ngành hàng không”  

Ngày 1/1/2024 vừa qua, Nhà ga quốc tế Đà Nẵng trở thành nhà ga đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được xếp hạng 5 sao theo tiêu chuẩn Skytrax. Trước đó, tính đến năm 2023, chỉ có 19 sân bay và 3 nhà ga sân bay trên thế giới được Skytrax xếp hạng 5 sao.

Theo kết quả, những tiện ích tại Nhà ga quốc tế Đà Nẵng được Skytrax đánh giá cao phải kể đến phòng chờ hạng thương gia, khu vui chơi trẻ em, phòng cầu nguyện, quầy tự làm thủ tục, cửa xuất nhập cảnh tự động và cửa khởi hành tự động.

Ngoài ra, Công an cửa khẩu sân bay luôn nỗ lực rút ngắn thời gian làm các thủ tục xuất, nhập cảnh. Chi cục hải quan sân bay với đề án “Nụ cười hải quan” hướng đến sự thân thiện, nh bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả của cán bộ.

Trung tâm an ninh hàng không thể hiện sự chuyên nghiệp trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho hành khách và nhà ga. Đặc biệt, nhà ga quốc tế Đà Nẵng còn chú trọng vào quảng bá văn hóa Việt Nam, đầu tư lắp đặt các tiểu cảnh mang đậm bản sắc địa phương, đưa các yếu tố truyền thống vào biểu diễn nghệ thuật.