Quấy rối tình dục nơi công sở

Những câu chuyện cười liên quan đến tình dục, những bình phẩm về thân hình phụ nữ trong đám đông đồng nghiệp, những động chạm cơ thể một cách “vui đùa” mỗi dịp cơ quan có hoạt động tập thể… Nếu chiếu theo những quy định trên, đó chính là hành vi quấy rối

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Một cô gái có hình thức ưa nhìn khi đến công sở luôn nhận phải những lời trêu ghẹo với những từ ngữ rất nhạy cảm, thậm chí đề cập trực tiếp tới những bộ phận trên cơ thể…

Rất nhiều đồng nghiệp nam giới luôn cho rằng những, lời lẽ như vậy chỉ là trêu đùa cho… vui, và không coi đó là những lời khiếm nhã với phụ nữ. Và thật ngạc nhiên, những “nạn nhân” này nhiều người lại cho đó là bình thường và thậm chí đón nhận một cách vui vẻ?

Thậm chí, có những nam giới đồng nghiệp không chỉ dừng ở việc quấy rối bằng lời nói, việc “động chân, động tay” với đồng nghiệp nữ giới cũng khá phổ biến.

Trong Bộ luật Lao động ban hành năm 2012, một trong những hành vi bị nghiêm cấm là quấy rối tình dục nơi làm việc. Bộ luật này nêu rõ: Quấy rối tình dục là hành vi có tình chất tình dục, gây ảnh hưởng đến nhân phẩm của nữ giới và nam giới, đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận, tạo ra môi trường làm việc bất ổn, thù địch và khó chịu.

Các hình thức quấy rối tình dục bao gồm: Quấy rối thể chất (cố tình đụng chạm…); Quấy rối lời nói (nhận xét không phù hợp, có ngụ ý về tình dục); Quấy rối phi lời nói (nháy mắt, phô bày tài liệu khiêu dâm)…

Ấy thế nhưng điều khá ngạc nhiên, trong nhiều trường hợp ngay cả “thủ phạm” và “nạn nhân” hầu hết đều cho rằng đó là điều… bình thường, và mặc nhiên chấp nhận như một thứ “văn hóa nơi công sở”.

Có những người ban đầu còn ngượng ngùng, xấu hổ và không hưởng ứng những lời nói, thậm chí là cử chỉ sàm sỡ của đồng nghiệp. Nhưng sau đó hoặc họ quen dần, hoặc họ cũng tìm cách đáp trả lại những lời nói, hành động này bằng chính việc trêu ghẹo lại.

Những câu chuyện cười liên quan đến tình dục, những bình phẩm về thân hình phụ nữ trong đám đông đồng nghiệp, những động chạm cơ thể một cách “vui đùa” mỗi dịp cơ quan có hoạt động tập thể… Nếu chiếu theo những quy định trên, đó chính là hành vi quấy rối tình dục.

Tâm lý Á đông, nỗi lo sợ mất việc, lo sợ khi phải đứng lên chống lại những hành vi quấy rối của đồng nghiệp, người khác giới, xấu hổ khi công khai tố cáo hành vi quấy rối tình dục, đó chính là nguyên nhân khiến tình trạng lạm dụng tình dục, quấy rối tình dục trở nên phổ biến nơi công cộng.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: