Năm nay chúng ta kỷ niệm 50 năm Giải phóng ền Nam thống nhất đất nước, hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Có thể nói, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, những kỳ tích của bộ đội Trường Sơn, của lực lượng thanh niên xung phong và công binh mở đường chi viện cho ền Nam là một trong những kỳ tích to lớn.
Cùng với đó là những sự khốc liệt của cuộc chiến mà ít có nơi nào những câu chuyện về sự khốc liệt có thể đọng lại nhiều hơn là một địa danh mà đến giờ cũng rất nổi tiếng ở Việt Nam, đó là Phong Nha.
Thị trấn Phong Nha với phà Xuân Sơn là điểm đầu của đường 20 quyết thắng, con đường mà năm 1966 được mở để chúng ta bắt đầu chi viện cho chiến trường ền Nam, một con đường được mở chỉ trong 4 tháng, vượt qua núi đá, vượt qua Trường Sơn.
Hôm nay, Phong Nha là địa danh được coi là “thủ đô” của du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá hang động, với những địa danh nổi tiếng sau Phong Nha, như Hang Sơn Đoòng (hang lớn nhất thế giới), Hang Én, Hang Tối, Hang Nước Nứt… Những địa danh đó đã trở nên quen thuộc với rất nhiều khách du lịch không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.
Rất nhiều người đến đây còn bởi sự hấp dẫn từ câu chuyện về sự khốc liệt của cuộc chiến, những kỳ tích của cuộc chiến mà chúng ta đã trải qua.
Hôm vừa rồi, khi tôi đến Phong Nha, trong một buổi chiều, tôi rủ vài người bạn cùng đi đến thăm phà Xuân Sơn và kể cho mọi người nghe câu chuyện về Phà Xuân Sơn, nơi mà đến bây giờ, dưới lòng sông chắc vẫn còn những mảnh bom đạn sót lại, nơi đây như một “túi bom” của cả vùng phía tây Quảng Bình, vì ở đó là nơi bắt đầu con đường huyết mạch để chi viện cho ền Nam.
Khi thấy tôi lái xe đưa bạn xuống sát mép sông, có vài người khách du lịch từ Australia chạy đến và hỏi tôi mọi người xuống để làm gì và có cái gì ở đây vậy? Sau đó, tôi kể cho mọi người nghe câu chuyện về Xuân Sơn và họ rất băn khoăn rằng, tại sao một câu chuyện anh hùng như vậy lại không được ghi lại, hoặc không có một đài tưởng niệm liên quan nào?
Tôi chỉ cho họ là ở bên kia sông cũng có, nhưng nếu như họ muốn đến đó thì sẽ phải quay ra cầu Xuân Sơn, đi ngược đường Đông Trường Sơn lên khoảng 3-4 km rồi quay lại. Di tích đó trước đây, vì con đường vào Phong Nha sẽ phải đi qua phà Xuân Sơn nên sẽ phải ở phía bên kia, nơi mọi người sẽ dễ tiếp cận hơn đầu con đường vào thị trấn Phong Nha.
Nhưng bây giờ với cầu Xuân Sơn, con đường vào Phong Nha là một con đường khác và bến phà Xuân Sơn dù nó vẫn còn đó, nhưng hầu như không ai còn để ý, không ai biết đến. Không chỉ các bạn nước ngoài mà kể cả bạn bè tôi cũng rất rất quan tâm đến câu chuyện về bến phà Xuân Sơn anh hùng, câu chuyện về đường 20 quyết thắng.
Đó là những kỳ tích, là những câu chuyện về sự khốc liệt của chiến tranh mà không phải ai cũng biết. Rất nhiều du khách khi họ đến với chúng ta, họ cũng muốn biết, muốn nghe. Tất nhiên, đó còn là câu chuyện của những năm tháng khó khăn, khi những người dân ở Phong Nha sống bằng việc thu nhặt phế liệu chiến tranh, thu nhặt bom đạn để cuộc sống được cải thiện. Quan trọng nhất đó là câu chuyện của một tuyến đường anh hùng, của một câu chuyện anh hùng ở bến phà Xuân Sơn.
Tôi mong là một ngày nào đó, sẽ có ai đó bắt đầu dựng lên một tấm biển, một biển thông tin để ghi dấu cho những du khách, cả khách Việt Nam và khách nước ngoài khi đến với Phong Nha, sẽ được biết đến, được nghe kể về câu chuyện không chỉ của bến phà Xuân Sơn, mà cả câu chuyện của thị trấn Phong Nha, của con đường 20 quyết thắng.
Đó quả thực là một việc mà tôi mong có thể xảy ra, vì chúng ta cũng chỉ còn một thời gian ngắn sẽ chạm mốc kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng ền Nam, 50 năm sau cuộc kháng chiến chống Mỹ thành công./.