Ô tô và mối lo ngại về quyền riêng tư bị xâm phạm

Những chiếc ô tô hiện đại ngày nay đang trở thành ‘cơn ác mộng’ về quyền riêng tư khi chúng có khả năng thu thập thông tin khách hàng và không ít trong số đó có cả những thông tin nhạy cảm.

Theo đài CNBC (Mỹ), những chiếc ô tô ngày nay có khả năng giám sát mọi người bên trong, cũng như xung quanh xe một cách chưa từng có và điều này đang gây lo ngại cho những người ủng hộ quyền riêng tư. Một số ý kiến chia sẻ:

“Họ biết ai đang điều khiển xe cùng đủ những dữ liệu khác”

“Bạn có một chiếc xe kết nối với thế giới bên ngoài và bất kỳ kết nối nào trong số đó đều có khả năng bị tin tặc nhắm tới”.

Nghiên cứu cho thấy, các chính sách về quyền riêng tư được trao cho các nhà sản xuất ô tô quá nhiều trong khi họ chưa làm tròn trách nhiệm bảo vệ dữ liệu người dùng - Ảnh nh họa Autocorp

Theo các chuyên gia, một chiếc ô tô thường thu thập hai loại dữ liệu là kỹ thuật và thông tin cá nhân người dùng. Dữ liệu kỹ thuật bao gồm các vấn đề về bản thân chiếc xe như ắc quy, sức khỏe động cơ hay hệ thống phanh. Trong khi dữ liệu cá nhân là thông tin về tài xế, hành khách trên xe, ngoài ra gần như bất cứ điều gì bạn làm trong ô tô đều có thể bị theo dõi.

Tổ chức phi lợi nhuận Mozilla Foundation, có trụ sở tại California, Mỹ, gọi ô tô là ‘cơn ác mộng’ về quyền riêng tư, đồng thời cho rằng chúng là thiết bị kém an toàn nhất mà người dùng sở hữu.

Bà Jen Caltrider, Giám đốc dự án Quyền riêng tư tại Mozilla Foundation cho rằng, sự phổ biến của thiết bị cảm biến trong ô tô, từ kết nối viễn thông đến bảng điều khiển được số hóa hoàn toàn, đang biến chúng thành trung tâm thu thập dữ liệu: “Ô tô được trang bị mọi thứ để thu thập thông tin. Chúng có cro để ghi lại các cuộc trò chuyện nhạy cảm hay camera từ mọi hướng. Những chiếc ô tô giờ đây không còn là phương tiện mang lại sự độc lập và riêng tư nữa mà trở thành nơi chúng ta có thể bị theo dõi, giám sát”

Nghiên cứu của Mozilla Foundation cho thấy, 25 thương hiệu ô tô lớn trên thế giới, trong đó có Tesla, đều thu thập dữ liệu cá nhân nhiều hơn mức cần thiết. Tổ chức cũng chấm cho ô tô điểm F, mức thấp nhất về bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu.

Ông Andrea Aco, nhà sáng lập Privacy4Cars, công ty chuyên giải quyết các vấn đề về quyền riêng tư dữ liệu ô tô chia sẻ: “Tôi nghĩ nó bắt đầu với mục đích tốt. Rất nhiều tính năng cảm biến, camera được trang bị vào ô tô là để đảm bảo an toàn. Nhưng rồi một ngày các nhà sản xuất nhận ra họ đang sở hữu một khối lượng dữ liệu người dùng khổng lồ”

Trong khi đó, dữ liệu cá nhân được xem là ‘mỏ vàng’ đối với các công ty ô tô khi họ có thể thu thập và sử dụng chúng một cách không nh bạch.

Theo báo cáo từ Mozilla Foundation, hầu hết các nhà sản xuất lớn thừa nhận họ có thể bán thông tin cá nhân khách hàng, một nửa cho biết sẽ chia sẻ thông tin đó với chính phủ hoặc cơ quan thực thi pháp luật mà không cần có lệnh của tòa án.

Bà Jen Caltrider, Giám đốc dự án Quyền riêng tư tại Mozilla Foundation bày tỏ: “Tôi không muốn cơ quan thực thi pháp luật truy cập vào bất kỳ dữ liệu nào về vị trí, đoạn ghi âm hay hình ảnh trong xe ô tô của mình mà không có lý do chính đáng để làm việc đó. Nhưng thực tế, họ đang có thể truy cập vào những dữ liệu đó chỉ bằng một yêu cầu không chính thức và điều này thật phi lý”.

Sự phổ biến của thiết bị cảm biến trong ô tô, từ kết nối viễn thông đến bảng điều khiển được số hóa hoàn toàn, đang biến chúng thành trung tâm thu thập dữ liệu - Ảnh nh họa Shutterstock

Chia sẻ quan điểm trên, ông Warren Ahner, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành RightHook, doanh nghiệp phát triển phần mềm công nghệ ô tô, cho biết: “Chúng ta có một quy trình và thủ tục liên quan đến việc xin lệnh nghe lén điện thoại nhưng thực sự không có luật hay quy định nào đặt ra xung quanh việc thu thập vị trí, biển số hay lộ trình của một chiếc ô tô”

Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey ước tính, thị trường kiếm tiền từ dữ liệu phương tiện giao thông có thể trị giá tới 750 tỷ USD vào năm 2030. Dữ liệu được bán hoặc chia sẻ với các công ty quảng cáo, nghiên cứu, truyền thông xã hội hay công ty bảo hiểm, đặc biệt những doanh nghiệp đang có hợp đồng với người lái xe.

Phóng viên hãng CNBC thông tin: “Vào tháng 3/2024, một chủ xe ở Florida đã đệ đơn kiện General Motors và cáo buộc công ty này thu thập dữ liệu về thói quen lái xe của ông mà không được sự đồng ý. Dữ liệu sau đó được chuyển đến công ty bảo hiểm khiến chủ xe bị tính phí gấp đôi”.

Theo khảo sát mới đây của Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội Pew, hơn 70% người Mỹ cho biết lo lắng về việc bị theo dõi và cách thức chính phủ sử dụng dữ liệu thu thập được về họ. Cuối tháng 4/2024, một số thượng nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu Ủy ban thương mại liên bang, điều tra các nhà sản xuất ô tô vì cáo buộc lừa dối khách hàng về hoạt động quản lý dữ liệu.

Bà Jen Caltrider, Giám đốc dự án Quyền riêng tư tại Mozilla Foundation nhận định: “Thực tế mọi người không thể ưu tiên quyền riêng tư khi mua một chiếc ô tô, họ cũng không thể trả lại chiếc xe sau khi mua bởi nó có quyền riêng tư kém. Theo tôi cách tốt nhất của chúng ta là vận động để thúc đẩy một luật về quyền riêng tư mạnh mẽ hơn và điều này mới có thể bảo vệ mọi người một cách bình đẳng”.

Còn tại Việt Nam, theo Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang được lấy ý kiến, Bộ Công an đề xuất rõ các loại phương tiện phải lắp thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe và phương tiện không cần lắp thiết bị này.

Theo đó, 4 loại phương tiện bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh của người lái xe là ô tô kinh doanh vận tải (trừ xe dưới 9 chỗ), xe đầu kéo, cứu thương, cứu hộ giao thông,.

Trước đó, đề xuất ô tô cá nhân cũng phải lắp camera giám sát ghi nhận không ít ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng, quy định chỉ nên dừng ở việc khuyến khích người dân thực hiện chứ không nên bắt buộc. Thậm chí nhiều người chỉ ủng hộ việc lắp camera giám sát hành trình (quay bên ngoài, xung quanh phương tiện) chứ không cần thiết lắp đặt thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe (camera quay bên trong xe) vì sẽ làm mất quyền riêng tư.