Những nguy cơ nếu di dời bến xe liên tỉnh quá xa trung tâm

Vệc di dời các bến xe khách liên tỉnh quá xa khu dân cư, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, thời gian di lại của người dân mà còn tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải

Ảnh nh họa

TS Đinh Thị Thanh Bình- Giảng viên bộ môn Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải cho biết, việc di dời các bến xe khách liên tỉnh ra xa khu vực trung tâm, có ưu điểm là tăng sự kết nối giữa vận tải ngoại tỉnh và vận tải nội thành, di dời áp lực giao thông tại khu vực bến xe ra khu vực đường vành đai.

Tuy nhiên, theo TS Đinh Thị Thanh Bình, lại có nhược điểm: "Càng dời xa trung tâm, quãng đường đi lại của người dân nội thành càng xa, không thuận tiện trong việc kết nối nếu tổ chức không tốt thành cản trở và người ta không thấy hấp dẫn nữa"

Theo bà Bình, mặc dù theo quy hoạch, các trục vận tải khối lượng lớn chạy dọc các trục giao thông chính và nếu thực hiện đúng, đồng bộ sẽ phát huy hiệu quả trong việc kết nối giữa các loại hình phương tiện và các đầu mối giao thông như các Bến xe liên tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay, các dự án giao thông bị chậm tiến độ, thi công rời rạc nên không phát huy được hết công suất, năng lực thông hành của các tuyến này. Bởi vậy việc di dời bến xe liên tỉnh cần phải căn cứ vào điều kiện thực tế.

Ông Bùi Danh Liên – Nguyên Chủ tich Hiệp hội vận tải ô tô Tp.Hà Nội cho biết, việc di dời các bến xe khách liên tỉnh quá xa khu dân cư, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, thời gian di lại của người dân  mà còn tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải.

"Tôi cho rằng việc đưa bến xe ra khỏi thành phố không hề giảm được vấn đề ùn tắc giao thông vì phương tiện cá nhân, xe taxi, xe bus tăng lên, phương tiện đưa đón lên sân bay cũng rất đông, mật độ giao thông vẫn đông, còn làm ô nhiễm môi trường. Nếu đưa ra xa, bến xe sẽ vắng khách, thiệt thòi cho người dân và cả các doanh nghiệp cũng khó khăn và trên đường tan rã, sẽ phát triển xe dù bến cóc, xe limousine làm rối loạn cả thành phố, tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông", ông Bùi Danh Liên nói.

Theo ông Liên, vấn đề ùn tắc của các đô thị là hạ tầng giao thông chưa phát triển phù hợp với sự phát triển xã hội, chứ không phải là vị trí của các bến xe. Tại Anh, Đức, Pháp, ngay trong khu vực trung tâm vẫn cho phép các bến xe hoạt động, nhưng các bến xe này được quy hoạch phù hợp với hạ tầng đường sá, giao thông khu vực đó .   

Trong điều kiện tuyến metro chưa đi vào hoạt động   và chưa có nhiều phương thức vận tải kết nối với bến xe ền Đông mới, một số doanh nghiệp vận tải kiến nghị Sở GTVT Tp.HCM cho phép một số tuyến từ Quảng Trị được tiếp tục sử dụng Bến xe ền Đông hiện hữu làm điểm trung chuyển.

Đại diện một doanh nghiệp vận tải kiến nghị: "Những doanh nghiệp lớn thì người ta khó khăn, những doanh nghiệp nhỏ 1-2 lốt, hay 1-2 xe thì người ta chạy vào trong phố là việc rất dễ dàng trong thời điểm sắp tới. Đề nghị thanh tra và bộ phận công an giải quyết vấn nạn xe dù bến cóc thì các DN mới một phần yên tâm". 

----

Để tìm hiểu thêm, quý thính giả có thể lắng nghe trao đổi giữa phóng viên VOVGT với các vị khách mời là TS Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, và bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong chương trình Diễn đàn 91, với chủ đề: Bố trí bến xe khách liên tỉnh, làm sao để tránh ùn tắc nội đô mà không làm khó hành khách?