Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Giới hạn nồng cộ cồn ở lái xe: Cân nhắc sao giữa khoa học và thực tiễn?

Kênh VOV Giao thông: Thứ năm 29/02/2024, 08:43 (GMT+7)

Bộ Y tế vừa lấy ý kiến các chuyên gia, đơn vị chuyên môn để làm cơ sở đề xuất, xác định nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông.

Trong khi đó, Bộ Công an vẫn khẳng định quan điểm điều kiện giao thông và văn hóa tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam rất đặc thù nên việc duy trì nồng độ cồn bằng 0 với lái xe là cần thiết.

Vậy cần cân nhắc như thế nào giữa khoa học và yêu cầu thực tiễn về đảm bảo ATGT và trật tự xã hội?

Đón nghe Diễn đàn 91, phát sóng trực tiếp lúc 12h30-13h30, thứ Năm (29/02/2024) trên tần số FM91 của Kênh VOV Giao thông Hà Nội và TP. HCM với chủ đề: “Giới hạn nồng cộ cồn ở lái xe: cân nhắc sao giữa khoa học và yêu cầu thực tiễn?” 

Cùng sự tham gia của các vị khách mời: BS Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Môi trường sức khỏe và ông Nguyễn Văn Tiên, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội.


Xử lý vi phạm nồng độ cồn, nhiều người thay đổi thói quen

Chị Thái Uyên, ở Hà Nội, trước đây nếu bắt buộc phải ngồi sau xe của những thành viên trong gia đình, bạn bè có sử dụng rượu bia sau các buổi liên hoan, chị luôn có cảm giác lo lắng, bất an cho chính bản thân mình và những người tham gia giao thông.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhiều người thân của chị Uyên đã có ý thức hơn, không còn lái xe sau khi đã uống rượu, bia: "Nhà nước cũng như các cơ quan có thẩm quyền siết chặt công tác để kiểm tra nồng độ cồn và xử lý vi phạm là một hình thức hợp lý. Mình thấy rằng, các thành viên trong gia đình mình cũng đã hạn chế và tiết chế hơn trong các bữa tiệc, bữa liên hoan ăn uống. Mọi người cũng có ý thức là sau khi đã sử dụng rượu bia xong sẽ phải chờ thêm một thời gian mới có thể sử dụng lái xe hoặc là sử dụng các phương tiện giao thông".

Em Nguyễn Đình Tú, học sinh cấp 3 tại Hà Nội cảm nhận rõ nhất sự thay đổi về tần suất đi liên hoan, đi tiếp khách của bố từ khi mà cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra và xử lý vi phạm nồng độ cồn ở nhiều tuyến đường giao thông. Ngay cả trong thói quen điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia cũng đã có sự thay đổi:

"Bố con làm nghề lái xe, nếu mà hôm nay uống thì một vài hôm sau mới dám đi làm bình thường. Tại vì thứ nhất, việc xử phạt, đầu tiên ảnh hưởng đến kinh tế và thu bằng ảnh hưởng đến quyền sử dụng phương tiện của mình. Trong những ngày lễ Tết, những dịp về quê, anh con sẽ là người lái và anh sẽ được ưu tiên,  không phải tiếp rượu hay bia và bố con sẽ làm tất cả mọi việc đấy".

Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn tại khu vực Ga Hà Nội

Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn tại khu vực Ga Hà Nội

Là một người không thích uống rượu bia nhưng để thuận tiện cho công việc, anh Nguyễn Văn Quyến bắt buộc phải uống. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, anh Quyến không còn gặp tình trạng bị chúc, ép  uống rượu như trước đây: "Trong những cuộc nhậu, tôi không còn bị bạn bè bắt uống, tôi có lí do để từ chối các lời mời rượu, mời nhậu vì nếu lái xe sau khi uống rượu bia tôi có thể bị xử phạt và thu bằng lái"

Theo chị Hà Kim Khánh, lực lượng chức năng thời gian quan đã thực hiện nhiều chiến dịch ra quân  và huy động lực lượng tới tận cấp phường, xã để xử lý vi phạm nồng độ cồn  nên đem lại hiệu quả cao. Ngay cả những đối tượng cố tình chống chế, không thừa nhận vi phạm nhưng lực lượng chức năng đều xử phạt đúng người đúng tội.

"Nồng độ cồn trong rượu và trong men hoa quả khác nhau. Khi thổi, nếu mà uống rượu chắc chắn lên độ rồi. Lực lượng cảnh sát đều có cách giải quyết, theo đúng quy định. Với cách làm hiện nay là đúng, không có gì phải thay đổi.

Mỗi người đều có một tửu lượng khác nhau, người này người ta nói uống vài ly vẫn có thể kiểm soát được, nhưng nhỡ đâu trong 1 trường hợp người ta mất tập trung, do rượu người ta gây tai nạn, quay lại xử lý rất khó", chị Hà Kim Khánh nói.

Chia sẻ tại một hội thảo do Cục CSGT tổ chức hồi đầu tháng 1, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho biết, các lái xe thuộc Tập đoàn Mai Linh không còn dám lái xe sau khi uống rượu bia kể từ khi Quốc hội thông qua Luật phòng,   chống tác hại rượu bia, Nghị định 100.

Nhờ đó mà đơn vị cũng bớt đi nỗi lo giải quyết hậu quả của các vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia trong dịp Tết. Ông Hùng cũng cho rằng, nên tiếp tục giữ quy định giới hạn nồng độ cồn ở mức 0% như hiện nay.

Theo thống kê của Cục CSGT, Bộ Công an từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2023, toàn quốc xảy ra gần 5.890 vụ TNGT có liên quan đến người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia. Trong đó, có gần 80% vụ tai  nạn giao thông đường bộ do người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia gây ra và cũng chiếm đến 80% về số người chết và bị thương.

Kiểm tra nồng độ cồn dọc tuyến đường đê Nguyễn Khoái, Hà Nội

Kiểm tra nồng độ cồn dọc tuyến đường đê Nguyễn Khoái, Hà Nội

Các nước văn hóa giao thông tốt, quy định giới hạn nồng độ cồn trên 0

Giải thích quy trình kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng CSGT hiện nay , Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng CSGT cho biết, việc đo nồng độ cồn được thực hiện định tính sau đó mới tiến hành đo định lượng để cho ra kết quả cuối cùng và không thể xảy ra nhầm lẫn:

"Khi lực lượng CSGT xác định được là anh đó có cồn thì mới tiến hành đo nồng độ theo chỉ số xác định hàm lượng là bao nhiêu. Do vậy những trường hợp người dân ăn hoa quả, sử dụng những thuốc đau răng chẳng hạn thì đã được đo bằng định tính, nếu định tính xác định có cồn mới đo bằng định lượng. Do vậy, lực lượng CSGT không thể xử lý sai những trường hợp không có nồng độ cồn được và đảm bảo không xử lý những trường hợp sai quy định".

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an- Thành viên tổ soạn thảo Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ cho biết, từ hiệu quả của công tác xử lý quyết liệt các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn thời qua, Bộ Công an cho rằng việc tiếp tục duy trì nồng độ cồn bằng không là cần thiết:

"Thứ nhất, để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay thì cái Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định cấm người lái xe sử dụng rượu, uống rượu, bia trước và trong khi lái xe thì cái này là tính thống nhất. Thứ hai, xuất phát từ thực tiễn, hiện nay nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là lái xe đã sử dụng và uống rượu, bia trong quá trình điều khiển phương tiện".

TS Dương Khánh Vân, Cán bộ kỹ thuật Tổ chức y thế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, các nước trên thế giới sử dụng nhiều biện pháp để kiểm soát nồng độ cồn, như kiểm soát ngẫu nhiên, sử dụng thiết bị đo nồng độ cồn gắn trên xe,… Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là các quốc gia đều phải đưa ra các quy định về giới hạn nồng độ cồn trong máu:

"Tùy vào tình hình thực tế, yếu tố chính trị, văn hóa, đối với người lái xe ở Urgugoay, Hungary, đưa ra mức giới hạn rất thấp, có thể cấm. Chúng tôi nhấn mạnh rằng, sự hiện diện của bất kỳ lượng rượu bia nào cũng có thể làm suy giảm và ảnh hưởng đến sự an toàn khi lái xe, ít nhất là phải ở dưới mức tối thiểu mà WHO đã khuyến nghị là 0,05g/decilit. Ở Úc quy định, nồng độ cồn trong máu ở mức thấp hơn đối với người mới lái  xenhư 0,02g/decilit hoặc bằng 0, sau đó tăng thời gian giám sát".

Theo PGS.TS Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phòng chống chấn thương, Trường Đại học y tế Công cộng, đa số các quốc gia áp dụng mức giới hạn nồng độ còn trên 0 là các quốc gia phát triển, có điều kiện kinh tế, hạ tầng tốt hơn so với Việt Nam:

"Ở các nước có những quy định về nồng độ cồn lớn hơn không, đa phần có điều kiện giao thông tốt hơn Việt Nam, ý thức tham gia giao thông tốt. Chúng ta rất hay so sánh với cả nước phát triển như Úc Châu Âu, Nhật nhưng nếu chúng ta nhìn vào văn hóa giao thông của họ, họ tuân thủ làn đường, khoảng cách rất tốt. Các nước đã triển khai những quy định nồng độ cồn này rất nhiều năm, do vậy hình thành văn hóa, hành vi đã lái xe không được uống rượu bia từ rất lâu rồi".

Cũng theo ông Cường, thời gian qua, với sự vào cuộc mạnh mẽ của lực lượng CSGT, việc xử lý vi phạm nồng độ cồn đã đạt được những kết quả bước đầu. Do vậy,nếu Việt Nam nới giới hạn về nồng độ cồn tại thời điểm hiện nay sẽ làm thay đổi thói quen, ý thức mới hình thành của người tham gia giao thông. 

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chỉ được nhận 5 học viên/ khóa, thầy dạy lái sống bằng gì?

Chỉ được nhận 5 học viên/ khóa, thầy dạy lái sống bằng gì?

Theo quy định, mỗi giáo viên dạy lái chỉ được nhận 5 học viên/ khóa. Trong khi mỗi khóa học kéo dài khoảng 3 tháng, khiến nhiều thời điểm giáo viên dạy lái... không có gì để làm. Để khắc phục tình trạng này, một số giáo viên phải tìm cách lách luật, để nhận thêm học viên.

Về Hà Nội tắc, đi đường nào thay thế?

Về Hà Nội tắc, đi đường nào thay thế?

Nhằm đảm bảo nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Cục Cảnh sát giao thông đã đưa ra phương án phân luồng nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông tại các tuyến cao tốc, quốc lộ, các tuyến cửa ngõ ra, vào thành phố Hà Nội.

Kênh VOV Giao thông đoạt Giải thưởng Quốc tế AIBD 2024

Kênh VOV Giao thông đoạt Giải thưởng Quốc tế AIBD 2024

Tác phẩm “Những nguyện ước về con đường hy vọng” của Kênh VOV Giao thông đã được vinh danh tại Giải thưởng quốc tế AIBD 2024, tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia.

Nghỉ lễ, đường đông, gặp va chạm nhỏ thì bỏ qua…

Nghỉ lễ, đường đông, gặp va chạm nhỏ thì bỏ qua…

Trong những ngày nghỉ lễ, lưu lượng phương tiện đổ ra các tuyến cửa ngõ, quốc lộ, cao tốc rất cao. Nguy cơ va chạm giao thông cũng theo đó tăng lên. Để giảm thiểu căng thẳng cũng như bạo lực sau va chạm, cần hiểu biết pháp luật, kinh nghiệm từ các bác tài.

Đình Nguyễn Trung Trực: 35 năm khám chữa bệnh miễn phí

Đình Nguyễn Trung Trực: 35 năm khám chữa bệnh miễn phí

Đình thần Nguyễn Trung Trực tại thành phố Rạch Giá, Kiên Giang xưa nay nổi tiếng là một di tích lịch sử văn hóa của nước ta. Mỗi ngày, nơi đây không chỉ có khách du lịch ghé qua tham quan mà còn đón một lượng lớn người dân ở khắp nơi đến khám chữa bệnh và bốc thuốc nam miễn phí.

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 2/9: Thủ đô 'nóng' tại nhiều nút giao thông

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 2/9: Thủ đô "nóng" tại nhiều nút giao thông

Hôm nay (3/9) là ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, giờ cao điểm chiều nay VOV Giao thông đã ghi nhận nhiều thông tin nóng về giao thông từ cả thính giả và các phóng viên.

Các cửa ngõ TP.HCM đông đúc ngày cuối kỳ nghỉ lễ

Các cửa ngõ TP.HCM đông đúc ngày cuối kỳ nghỉ lễ

Sau thời gian nghỉ lễ 4 ngày, người dân từ miền Tây trở lại TP.HCM bắt đầu đông từ 15 giờ ngày 3/9. Ghi nhận dòng xe bắt đầu đông đổ về TP.HCM bắt đầu đông qua đoạn Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh.