Những ai cần tiêm mũi 3, mũi 4?

Thông tin Bộ Y tế đề nghị các địa phương rà soát, lên kế hoạch tiêm nhắc lại mũi 3, 4 với người tiêm đủ liều đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Vậy những đối tượng nào cần tiêm mũi 3, mũi 4 và khi nào cần tiêm?

Phóng viên VOVGT có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng về nội dung này:

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Ảnh: VGP

PV: Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương rà soát nhu cầu vaccine để tiêm cho người dân, đồng thời lên kế hoạch tiêm nhắc lại mũi 3, mũi 4. Ông có ý kiến như thế nào về điều này?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Vaccine phòng chống COVID-19 là vaccine cấp phép trong điều kiện khẩn cấp và việc ễn dịch kéo dài bao nhiêu lâu thì chưa thật rõ ràng.

Nhưng qua nghiên cứu của những tổ chức uy tín, như CDC Hoa Kỳ, rồi một số nước thì người ta thấy rằng khoảng 6 - 8 tháng thì nồng độ ễn dịch của kháng thể và khả năng ễn dịch phòng bệnh nó giảm đi. 

Cho nên người ta có chỉ định tiêm mũi tăng cường. Và việc tiêm này phải ít nhất tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản là 6 tháng trở lên.

PV: Theo ông, những đối tượng nào được ưu tiên tiêm mũi 3, mũi 4?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Hiện nay chưa có đủ vaccine, chưa phủ ễn dịch cộng đồng, cho nên nếu có tiêm mũi tăng cường thì cần ưu tiên cho những người tuyến đầu như cán bộ y tế, công an, quân đội, những người tiếp xúc với nguồn bệnh, nguy cơ cao, rồi những người già, những người bệnh nền, những người suy giảm ễn dịch trước. Và đối tượng nguy cơ phải gắn với địa bàn nguy cơ, nghĩa là những địa bàn có nguy cơ cao như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội… Đấy là những những đối tượng cần tiêm trước.

Cái này phải theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế, tiêm cho đối tượng nào, tiêm loại vaccine gì và thời gian tiêm như thế nào, sao cho thống nhất và đảm bảo nguồn cung ứng vaccine trong việc tạo ễn dịch cộng đồng.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!