Nguyên nhân gì khiến tăng trưởng tín dụng thấp?

2 nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần chiếm thị phần tín dụng chính nhưng chưa tăng trưởng hết mức được Ngân hàng Nhà nước giao. Vậy nguyên nhân do đâu?

Ảnh: Lao Động

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

  

# Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm từ 10-50% mức thu của 36 khoản phí, lệ phí áp dụng từ ngày tháng 7 đến hết năm để hỗ trợ người dân, DN. 

Còn theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp xử lý ngân hàng, công ty bảo hiểm vi phạm về sản phẩm liên kết đầu tư. 

# Đáng chú ý, hết tháng 5, tín dụng của nền kinh tế đạt trên 12,3 triệu tỉ đồng (mức tăng khoảng trên 3,17% so với cuối năm 2022).

2 nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần chiếm thị phần tín dụng chính nhưng chưa tăng trưởng hết mức được Ngân hàng Nhà nước giao. Vậy nguyên nhân do đâu?

# Về vấn đề này, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho rằng có 3 nguyên nhân chính đó là: nhu cầu vay vốn mới để sản xuất của các Dn sản xuất giảm sút; một số doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu vay vốn của ngân hàng; nhu cầu tín dụng đối với bất động sản cũng giảm sút.

Trước tình hình này, ông Phạm Thanh Hà cho biết: ngành ngân hàng xác định tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng giảm lãi suất cho vay.

"Chúng tôi tin tưởng rằng lãi suất đang giảm và tiếp tục giảm trong thời gian tới. Với các khoản dư nợ hiện hữu, do khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ nên Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02 cho phép cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Đối với dư nợ mới, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng tiếp tục tích cực cho vay nên doanh nghiệp, khách hàng nếu đủ điều kiện sẽ tiếp cận vốn tín dụng dễ dàng".

Cùng với chính sách tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp thì theo ông, các cơ quan, ban, ngành khác cùng phối hợp tích cực đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn; nhất là hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản nâng cao năng lực tài chính, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng.

Ảnh: VnEconomy

# Và trong bối cảnh khó khăn chung như vậy, khai thác tốt thị trường trong nước là một trong những giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Vậy các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa cần làm gì để nắm bắt cơ hội? 

# Sự chuyển mình của xu hướng bán lẻ hay những thay đổi trong hành vi của người tiêu trong đang đặt ra nhiều thách thức cho các nhà bán lẻ Việt Nam. 

Theo các chuyên gia, để hồi phục sức mua thì không chỉ dựa vào giải pháp ứng phó tình thế, mà ngay thời điểm này, các hoạt động mang tính chiến lược, lâu dài cần được các doanh nghiệp tính đến. Bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ DNNVV TP.Hà Nội cho rằng:

"Doanh nghiệp nhỏ và vừa năng lực cạnh tranh cũng như tiềm năng để sản xuất ngay để đáp ứng với nhu cầu thị trường, thứ nhất là về chất lượng, thứ hai là về bao bì mẫu mã tem nhãn, thứ ba nữa là về tiến độ, thời gian thực hiện cần phải tốt hơn. Ở đây thì năng lực của mình là mức độ thôi, là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn phải phấn đấu hơn, phải cố gắng nữa".

Giảm chi phí, tăng khuyến mại, đa dạng các mô hình bán lẻ… là giải pháp để khơi dậy thị trường hàng hoá mà doanh nghiệp đang hướng tới. Với chiến lược này, cùng đề xuất của Chính phủ về việc giảm thuế VAT từ 10% xuống 8%, doanh nghiệp kỳ vọng doanh thu nửa cuối năm nay sẽ cải thiện.

# Chuyển sang thông tin từ thị trường BĐS: Dự kiến trước khi khởi công dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội sẽ giải phóng 80% mặt bằng, vượt kế hoạch 10%. 

Và mới đây, Ban Quản lý các Khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM khẳng định, TP chủ trương không chuyển đổi một m2 đất nào ở các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện hữu thành đất ở. 

# Với thị trường giao dịch hàng hóa, nhìn chung, giá hàng hoá nguyên liệu thế giới diễn biến phân hoá tromg ngày hôm qua với sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá. Tuy nhiên, lực mua có phần chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số hàng hoá MXV- Index tăng 0,33% lên 2.144 điểm, đánh dấu phiên tăng thứ 3 liên tiếp. Trong khi đó, giá trị giao dịch toàn Sở tiếp tục duy trì ổn định, đạt gần 4.900 tỷ đồng.

Hai mặt hàng cà phê đồng loạt đảo chiều, lấy lại đà tăng mạnh. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 0 trên Sở London tăng 1,24% lên 2.607 USD/tấn. Cà phê arabica cùng kỳ hạn niêm yết trên Sở NewYork cũng lên mốc 4.036 USD/tấn, tăng 1,55%. Lo ngại nguồn cung thu hẹp trong ngắn hạn đã thúc đẩy giá cà phhê bật tăng trong hôm qua. Hiện tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE đã giảm thêm hơn 8 nghìn bao loại 60kg, về mức thấp nhất kể từ cuối tháng 11/2022.

# Mở đầu tin quốc tế là những diễn biến kinh tế từ khu vực châu Âu: Lạm phát châu Âu vừa ghi nhận mức thấp nhất kể từ thời điểm xảy ra chiến sự Ukraine khi tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Và giá cả tại châu Âu tăng chậm lại trong tháng 5, làm tăng khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sớm dừng nâng lãi suất.

# Liên hợp quốc vừa đã bày tỏ lo ngại về 'bóng ma lạm phát lương thực' khi hoạt động xuất khẩu ngũ cốc theo Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen chậm lại.

Còn Số liệu PMI sản xuất cho thấy nhiều nhà máy trên khắp châu Á đang phải chật vật tìm cách trụ vững khi triển vọng kinh tế trở nên khó lường. Sự phục hồi không đồng đều giữa các nền kinh tế.

Ảnh: NĐH

Thị trường chứng khoán

# TTCK Mỹ đảo chiều giảm nhẹ trong phiên thứ Hai sau tuần giao dịch khởi sắc. Cụ thể, chỉ số DJIA -0,59%, S&P 500 -0,2% trong khi Nasdaq -0,09% gần như đi ngang.

# Còn ở trong nước, sau khi vượt ra khỏi xu hướng đi ngang, VNIndex tiếp tục tạo khoảng trống tăng giá.

Chỉ báo RSI (xác định xu hướng tăng giá) đi vào ngưỡng quá mua trong khi ADX (để xác định cổ phiếu đang vào xu hướng tăng mạnh hoặc giảm mạnh) vẫn duy trì xu hướng.

# Theo SSI Reseach, chỉ số VNIndex có khả năng điều chỉnh nhẹ về vùng 1.090 – 1.094 nhưng vẫn tiếp diễn xu hướng tăng hiện tại.