Ngành y tế TP.HCM nói gì về việc cách ly F1 tại nhà?

Thống kê của Sở Y tế TP.HCM, đến ngày 14/6 trên địa bàn thành phố có hơn 10.600 F1. Trong bối cảnh số ca F1, F2 vẫn tiếp tục tăng nhanh có thể gây quá tải các khu cách ly tập trung, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc cần xem xét việc tổ chức cách ly F1 tại

Xung quanh nội dung này, PV VOVGT có cuộc trao đổi nhanh với bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Hữu Hưng - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
TP.HCM đang tính phương án giảm áp lực cho các khu cách ly. Ảnh: Nhất Hoàng

PV: Thưa bác sĩ, quan điểm của ngành y tế TP.HCM như thế nào về đề xuất tổ chức cho các trường hợp F1 được cách ly tại nhà thay vì các khu cách ly tập trung?

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng: Tôi cho rằng đây là giải pháp chúng ta có thể thực hiện, việc này thực ra cũng không mới vì nhiều nước đã làm rồi.

Tuy nhiên, quan điểm của Sở Y tế là chúng ta có thể thí điểm ở 1 khu vực nào đó rồi nhân rộng ra bởi vì cái tối thượng là sự an toàn của cộng đồng, chỉ cần có 1 ca nguy cơ lan ra cộng đồng thì chúng ta sẽ rất vất vả.

PV: Việc cách ly tại nhà theo bác sĩ thì sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì?

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng: Đối với những người cách ly tại nhà, trước hết về mặt tâm lý sẽ nhẹ nhàng hơn.

Lợi ích lớn nhất cho cộng đồng và bình diện chung cả xã hội là việc cách ly tại nhà là sẽ đỡ cho Nhà nước rất nhiều khi phải chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc cách ly tập trung trong những tình huống dịch chuyển biến xấu.

Tuy vậy, không phải nhà nào cũng đủ điều kiện để tổ chức cách ly. Cái hạn chế tiếp theo là việc giám sát sự tuân thủ của những người đang cách ly tại nhà vì hiện nay chúng ta chủ yếu dựa vào sự tự nguyện của họ.

F1 thì nguy cơ cao hơn nên việc cách ly tại nhà cần có  lực lượng giám sát chứ không chỉ họ cách ly ở nhà là được.

PV: Xin cám ơn bác sĩ!

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: