Miễn học phí bậc THCS: Liệu có phát sinh tình trạng lạm thu?

VOVGT - Việc Chính phủ chấp thuận đề xuất miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh đến cấp THCS nhận được sự đồng tình nhưng cũng có băn khoăn.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Dự thảo luật đề xuất ễn học phí tới cấp THCS. Ảnh: Thanh niên

Trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7/2018 vừa được ban hành, Chính phủ thống nhất chủ trương thực hiện ễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập. Đặc biệt là đối với các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Chính phủ giao Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương xác định nhu cầu nguồn kinh phí thực hiện chính sách này theo lộ trình phù hợp.

Trước đó, Bí thư Thành ủy Tp.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã cho biết, Thành phố này đang tính toán và cân đối ngân sách để có thể ễn học phí cho học sinh bậc THCS tại Tp.HCM từ tháng 1/2019.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nói:

 

"Tp.HCM đang bàn hướng nếu cân đối được ngân sách sẽ không thu học phí bậc THCS. Nếu làm tốt thì tháng 1/2019 thành phố triển khai việc này. Ý tứ của thành phố trong việc này không phải vì nhiều người dân không đóng được học phí cho con, mà thể hiện quan điểm được đi học là quyền của công dân và để mọi người có trách nhiệm đưa con đi học. Bậc học nào thành phố phổ cập thì người dân phải đưa con đi học".

Việc Tp.HCM tính toán ễn học phí cho bậc THCS là hoàn toàn khả thi. Bởi lẽ, năm học trước, tổng số học phí thành phố thu được đối với học sinh bậc THCS khoảng hơn 310 tỷ đồng, con số này thật sự không quá lớn so với ngân sách Thành phố, có thể cân đối được ngân sách để ễn học phí.

Trước thông tin chính sách ễn học phí dự kiến sẽ được áp dụng trong thời gian tới, các bậc phụ huynh đều tỏ ra vui mừng và đồng tình ủng hộ. Việc ễn học phí thể hiện tính nhân văn và sự chăm lo của Nhà nước đối với thế hệ trẻ, tạo điều kiện cho các em trong độ tuổi đi học, nhất là các em có hoàn cảnh khó khăn, được đến trường như bao bạn khác:

 

"Nếu phụ huynh mà có 2 con cùng đi học thì gánh nặng về tài chính rất lớn. Theo tôi, việc ễn học phí này nên được tiến hành càng sớm càng tốt để chia sẻ càng sớm càng tốt những khó khăn cho người dân".

"Khi nhận được thông tin này, gia đình tôi cảm thấy rất vui vì có nghĩa là mình sẽ đỡ được một khoản chi phí. Đây là cơ hội rất tốt cho con em mình, sẽ tạo hiệu ứng rất tốt vì có tính nhân văn".

Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, nhiều phụ huynh cũng mong muốn chính quyền địa phương và ngành giáo dục cần phải có giải pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ để tránh tình trạng: học phí thì ễn, nhưng các khoản phụ thu khác lại tăng. Trên thực tế, cấp tiểu học đã được ễn học phí, nhưng nhiều trường lại phát sinh thêm các khoản phụ thu khác còn tốn kém hơn. Dưới hình thức là các khoản thu “hỗ trợ”, “vận động”, “tự nguyện” (như tiền cơ sở vật chất, đồng phục, vệ sinh…), phụ huynh phải đóng tiền thông qua Ban cha mẹ học sinh.

Các khoản thu xã hội hóa đầu năm học là nỗi ám ảnh với nhiều phụ huynh. Ảnh nh họa: DAN/Lao động

Để chấn chỉnh tình trạng này, Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi các địa phương. Cùng với đó, Bộ đã chỉ đạo rà soát để sửa đổi 2 thông tư, đặc biệt là Thông tư 55 về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, quy định rõ những việc “được” và “không được” làm của Hội cha mẹ học sinh.

Ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT cho biết:

 

"Việc chấn chỉnh lạm thu và yêu cầu các địa phương triển khai đồng bộ, từ kế hoạch năm học, kêu gọi tài trợ xã hội hóa, hay tất cả những vấn đề liên quan đến thu chi của năm học để quán triệt trước và đầu năm học. Đặc biệt, công tác thanh kiểm tra đối với lạm thu thì giao cho các Sở GD&ĐT triển khai để phát hiện kịp thời hiện tượng lợi dụng Hội cha mẹ học sinh, lợi dụng xã hội hóa để triển khai thu, tình trạng áp đặt cào bằng, dẫn đến bất bình trong phụ huynh học sinh cũng như người dân trên cả nước".

Nhiều chuyên gia cho rằng, Bộ GD&ĐT và chính quyền các địa phương cần quy định công khai những khoản thu bắt buộc đối với học sinh ở các cấp học, ngoài ra, nhà trường không được thu thêm các khoản khác, kể cả việc thu dưới hình thức thu “tự nguyện”. Trường hợp trường nào thu ngoài các khoản quy định thì chính quyền địa phương, ngành giáo dục cần phải vào cuộc quyết liệt xử nghiêm.

Bên cạnh đó, việc ễn, giảm học phí cũng cần đảm bảo chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất của trường học không đi xuống. Có như vậy, người dân mới cảm thấy yên tâm, khi các khoản thu dưới danh nghĩa xã hội hóa, “vận động” khác sẽ làm không còn tồn tại, làm xấu đi tính nhân văn của chủ trương ễn học phí.