Mang hàng hóa nhanh hơn đến tay người dân

Những ngày triển khai mô hình "đi chợ hộ" thông qua các lực lượng tại chỗ, Tổ COVID-19... để cung cấp hàng hoá lương thực, thực phẩm thiết yếu đến người dân TP đã xuất hiện tình trạng quá tải, gây u

Để khắc phục tình trạng này, UBND TP.HCM cho phép lực lượng giao hàng công nghệ (shipper) hoạt động trở lại 8 "vùng đỏ" từ ngày 30/8. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 
Các shipper của Trung tâm an sinh TP Hồ Chí Minh trong ngày đầu ra quân đi trao quà cho người dân. Ảnh: Baotintuc


Từ khi TP.HCM cho lực lượng shipper được giao hàng, nhiều siêu thị, sàn thương mại mở lại kênh online đã giúp đơn hàng đến người dân nhanh hơn. Chị Nguyễn Thị Thanh Thảo (ngụ ở phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức, TP.HCM) cho biết  đã nhận được thực phẩm từ siêu thị gồm các loại rau củ, thịt heo, trái cây. Mặc dù trước đó đã đặt mua theo phương thức “đi chợ hộ” tại phường nhưng không được vì đường link đăng ký đơn hàng luôn bị lỗi. Tuy nhiên những ngày trở lại đây, việc đặt hàng và nhận hàng nhanh hơn, nay đặt mua qua ứng dụng đã được giao tận nhà nên chị rất yên tâm.

Theo đại diện của Grab, người dân đặt hàng trên Grab Mart phải sử dụng tính năng đơn hàng đặt trước và chọn khung giờ giao hàng phù hợp được hiển thị sẵn trên ứng dụng.

Để giảm thiểu rủi ro, Grab chọn phương thức thanh toán không tiền mặt. Đơn hàng sau khi được cửa hàng chuẩn bị xong sẽ do lực lượng tình nguyện viên phụ trách giao hàng của phường xã đưa đến cho người dân. Điều nay sẽ giảm thiểu được tình trạng đơn hàng ảo cũng như cửa hàng có thể kiểm soát được số lượng hàng hóa có sẵn để chuẩn bị cho phù hợp.

Về thời gian giao hàng dự kiến có thể mất từ 1-2 ngày để có thời gian chuẩn bị cũng như làm việc với lực lượng vận chuyển của từng phường trên tinh thần đảm bảo các quy định phòng chống dịch.

“Cửa hàng sẽ biết được đơn hàng đủ hay chưa, có bị quá tải hay không nếu quá tải họ sẽ tự tắt cửa hàng của họ, hoặc sẽ hẹn vào một giờ khác. Trong trường hợp quá trình chuẩn bị mà phát hiện có vấn đề thì tự cửa hàng sẽ liên với khách hàng để thỏa thuận với khách hàng hoặc đổi qua món khác để điều chỉnh phù hợp với số tiền trên app. Cửa hàng sẽ làm hết vì họ có một ứng dụng của cửa hàng”, đại diện Grab cho biết.

Theo người dân, trên ứng dụng này vẫn còn giới hạn cửa hàng được hoạt động, chính vì thế các đơn hàng cũng không thực sự đa dạng. Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty VinCommerce, đơn vị phối hợp với Grab để bán tập trung các nhóm mặt hàng thiết yếu trên ứng dụng GrabMart để phục vụ người dân, cho biết phải mất từ 2-3 ngày thì các hoạt động mới có thể đi vào ổn định:

“Để lên một nền tảng cũng không hề đơn giản, nhanh. Trước tiên cần có danh mục hàng hóa và thiết lập trên hệ thống về dữ liệu và data để 2 chuỗi liên kết được với nhau và rất nhiều các bước. Chúng tôi sẽ cố gắng ngày mai sẽ bắt đầu đưa lên hệ thống thử 1,2 điểm cho 1,2 quận rồi sau đó sẽ đi tiếp.”

Theo ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, hiện nay các hệ thống phân phối đã được tăng cường lực lượng do được cấp thêm nhiều giấy đi đường, năng lực cung ứng hàng hóa những ngày qua cũng đã cao hơn so với thời gian đầu. Ngoài ra, sự tham gia của đội ngũ shipper đã hỗ trợ rất nhiều cho việc “đi chợ hộ”, điều này cũng giúp người dân yên tâm ở trong nhà hơn.

'Với sự tham gia hơn 30.000 nhân viên các siêu thị sau khi bổ sung giấy đi đường cùng với đội ngũ shipper thì tình hình cung ứng hàng hóa ở các địa phương có dấu hiệu giảm xuống. Như vậy vừa bổ sung được lực và vừa bổ sung được đối tượng shipper được phép hoạt động trên các địa bàn thì như vậy trước đây 1 siêu thị được phân bổ 1 – 2 phường nay thì vẫn giữ nguyên cung ứng hàng hóa cho 1 – 2  phường đó nhưng vẫn có thể cung ứng cho các phường khác cho đội ngũ shipper', ông Nguyễn Nguyên Phương cho biết.