Long đong tìm lớp học bơi cho trẻ đặc biệt

Với mong muốn cho trẻ đặc biệt được rèn luyện sức khỏe, cũng như hỗ trợ trong điều trị, hòa nhập cộng đồng, nhu cầu tìm lớp học bơi cho trẻ đặc biệt tại các đô thị rất lớn. Tuy nhiên, phụ huynh gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm lớp học uy tín, chất l

Một số huấn luyện viên, người hướng dẫn đủ kiến thức chuyên môn, nhưng lại thiếu kiến thức về trẻ tự kỷ cũng như phương pháp dậy trẻ

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Chị Bùi Mai Hoa, ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã lặn lội đến từng phòng tập thể dục, từng bể bơi để tìm lớp rèn luyện sức khỏe, kỹ năng cho cậu con trai 9 tuổi được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ.

Thế nhưng, dù chị cố gắng thuyết phục, các phòng tập đều khéo léo từ chối. Không tìm được những phòng tập, bể bơi dành riêng cho trẻ đặc biệt, chị Hoa buộc phải để con học chung với các bạn bình thường. Chị Hoa cho biết: 

"Ở Hà Nội những nơi, những điểm cho các bạn hoạt động hơi khó để tìm. Không có tổ chức chuyên nghiệp, đầu tư hệ thống dành riêng cho các bạn này mà hầu như các bạn đều phải học chung với các bạn bình thường, giáo trình của các bạn bình thường thì đối với các bạn này không phù hợp".

Theo một số phụ huynh, việc tìm lớp học đã khó, nhưng khó khăn hơn cả là sự thiếu đồng cảm, sẻ chia, thậm chí có cả thái độ kỳ thị của nhân viên tại các trung tâm và người dân bình thường đối với trẻ đặc biệt. Bên cạnh đó, một số huấn luyện viên, người hướng dẫn đủ kiến thức chuyên môn, nhưng lại thiếu kiến thức về trẻ tự kỷ cũng như phương pháp dậy trẻ.

Các chuyên gia y tế cho biết, trẻ tự kỷ có nhu cầu cầu hoạt động và giải phóng năng lượng nhiều hơn so với bình thường. Tham gia các hoạt động như tập thể dục thể thao, bơi lội không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe mà còn xây dựng khả năng giao tiếp với người khác để tự tin hòa nhập cộng đồng.

Chị Thùy Dương, ở quận Đống Đa chia sẻ về những tác động tích cực của khóa học bơi sau khi con trai hoàn thành khóa học bơi sinh tồn tại  Trung tâm dạy bơi Golden Fish ở đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân:

"Cái bơi đó phát triển kỹ năng sinh tồn, cái thứ hai rất phù hợp với năng lượng của các bạn. Khi bơi vấn đề hô hấp, kỹ năng thở rất tốt cho vấn đề ngủ, ngủ sâu, ngủ ngon".

HLV Điền Đức Nghĩa (phải) mỗi năm dạy bơi từ 20-30 trẻ đặc biệt

Hầu hết, trẻ tự kỷ có thể bơi được sau từ 1 đến 2 khóa học. Tuy nhiên, thời gian học của những trẻ đặc biệt thường kéo dài gấp đôi thời gian so với trẻ bình thường. Trong giai đoạn đầu, để trẻ có thể làm quen và xuống nước là vô cùng vất vả, đòi hỏi sự kiên trì của cả huấn luyện viên và của gia đình. 

Huấn luyện viên Điền Đức Nghĩa- người trực tiếp dậy trẻ đặc biệt của Trung tâm Golden fish cho biết, trẻ tự kỷ có đặc điểm là khả năng chú ý và khả năng giao tiếp có nhiều hạn chế, trẻ chủ yếu học bằng thị giác và trí nhớ không gian. Bởi vậy trong quá trình dạy, người huấn luyện viên phải quan sát, nắm bắt những đặc điểm riêng của từng bạn và trao đổi cùng với gia đình để lựa chọn cách thức tương tác phù hợp:

"Gia đình có vai trò đặc biệt trong quá trình học. Muốn cho con có tham gia được thì cần nhất là sự hiểu con mình, gia đình biết khả năng nhận thức của con tới đâu, kỹ năng vận động như thế nào. Và phải hợp tác với huấn luyện viên để đưa ra một giáo án phù hợp. Nếu như không có sự đồng ý của gia đình, một huấn luyện viên rất khó để đào tạo các bạn trong kỹ năng bơi".

Huấn luyện viên Điền Đức Nghĩa cho biết thêm, bơi là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ em nói chung và trẻ đặc biệt nói riêng, giúp trẻ an toàn khi xuống dưới nước. Mặc dù, không phải là trung tâm dạy bơi cho trẻ đặc biệt, nhưng “tiếng lành đồn xa”, ngày càng nhiều trẻ đặc biệt được đưa đến học bơi tại bể bơi Nemo. Trung bình mỗi năm, trung tâm đào tạo từ 20-30 trẻ đặc biệt.

Nhiều phụ huynh trẻ tự kỷ cho biết, để con em họ có thể bơi được là nhờ huấn luyện viên có chuyên môn cao, có kinh nghiệm và kiến thức về trẻ đặc biệt. Nhưng trên hết là sự tâm huyết, yêu thương của người thầy, mong muốn được chia sẻ khó khăn với những gia đình không may có trẻ đặc biệt, tạo cơ hội cho các em được hòa nhập cộng đồng. 

---

Để theo dõi đầy đủ nội dung chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 2/6, mời các bạn lắng nghe tại đây: