Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

  

Một trong những thông tin nhận được sự quan tâm của rất nhiều người trong xã hội trong vài tuần gần đây đó là việc Bộ GTVT ban hành Thông tư 47/2024 ngày 151/1/2024, trong đó có quy định các phương tiện xe mô-tô, xe gắn máy cần phải được kiểm định khí thải từ ngày 1/1/2025.

Thực ra việc kiểm định khí thải đối với xe máy đã được quy định trong Điều 42 Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ mà Quốc hội thông qua vào năm 2024. Trong đó có nội dung đề cập việc xe mô-tô, xe gắn máy phải thực hiện việc kiểm định khí thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và được thực hiện tại các cơ sở kiểm định khí thải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Thông tin này nhận được sự quan tâm lớn như vậy cũng là điều dễ hiểu, bởi ở Việt Nam, có phân nửa dân số là những người đang sử dụng xe máy. Theo một thống kê được dẫn lại trên VnExpress, đang có hơn triệu người Việt Nam đang sử dụng xe máy và chúng ta có khoảng triệu xe gắn máy.

Nhưng điều đáng nói hơn là khi một văn bản pháp luật như vậy được công bố và được ban hành, nó đã tạo ra rất nhiều băn khoăn. Vì với quy định từ 01/1/2025 các xe máy sẽ phải kiểm định, thì với 70 triệu xe gắn máy phải làm kiểm định ngay, thì chúng ta sẽ cần đến một số lượng rất lớn các trung tâm kiểm định.

Hiện cả nước có chưa đến 300 trung tâm kiểm định an toàn ô tô. Bên cạnh đó, câu chuyện tìm giải pháp để các cơ sở bảo trì, bảo dưỡng xe ô tô có thể thực hiện việc đăng kiểm đã được các cơ quan chức năng, Bộ GTVT, Cục Đăng kiểm đề cập rất nhiều sau “cuộc khủng hoảng đăng kiểm” xảy ra vài năm trước, nhưng cho đến bây giờ, vẫn chưa có bất kỳ một cơ sở bảo trì, sửa chữa phương tiện nào có thể thực hiện được việc kiểm định.

Ước tính, trong trường hợp một trung tâm đăng kiểm làm việc 8 giờ liên tục mỗi ngày, mỗi xe cần 10 phút kiểm định (đó là tốc độ rất nhanh) thì chúng ta phải cần khoảng 3.000 trung tâm đăng kiểm để có thể hoàn thành việc kiểm định 70 triệu xe máy trong 1 năm.

Thực tế, Thông tư của Bộ GTVT không phải là văn bản pháp luật duy nhất, không phải chủ trương duy nhất sau khi công bố nhưng chưa thể áp dụng ngay.

Cũng ở trong tháng 12 này, chúng ta sẽ chứng kiến một quy định khác, một văn bản pháp luật khác cũng về môi trường, đó là quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các khu dân cư. Nội dung quy định về việc người dân sẽ phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và cơ quan quản lý nhà nước có nghĩa vụ tổ chức thu gom phù hợp.

Trên thực tế, đến giờ ngay cả những nơi như Hà Nội cũng chưa có động thái nào cho thấy việc này được cơ quan nhà nước có thể thực hiện. Cũng phải nói thêm, với quy định phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn, thì thời hạn 31/12/2024 cũng là thời điểm đã được lùi lại so với quy định của pháp luật.

Ảnh nh họa

Hai ví dụ này cho chúng ta thấy một vấn đề đó là chất lượng của việc làm Luật, của việc xây dựng các văn bản pháp luật của chúng ta đang rất có vấn đề vấn đề. Điều này được thể hiện ở việc, các cơ quan chức năng không tính đến những điều kiện để có thể thực hiện được những quy định đó.

Nếu cứ quy định trong Luật, trong Nghị định, trong Thông tư… rồi lại hoãn thi hành thì những lần hoãn, lùi lại như vậy dần dần khiến cho mọi người coi việc tuân thủ những văn bản pháp luật, những quy định đấy không còn nghiêm túc nữa.

Tôi nghĩ, đã đến lúc các cơ quan cần phải chấn chỉnh lại chất lượng, nội dung của các văn bản Luật và những điều kiện để đảm bảo thực hiện các quy định đó một cách rõ ràng, rành mạch, nghiêm túc, chuyên nghiệp.

Để khi các văn bản pháp luật đưa vào thực hiện phải có cơ sở, có đủ điều kiện để thực hiện ngay. Tránh việc làm văn bản pháp luật rồi lại phải hoãn vì không đảm bảo các điều kiện để thực hiện các quy định như vậy./.