Làm gì để không 'lỡ tàu' cách mạng công nghiệp 4.0?

VOVGT-Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được chọn làm chủ đề của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ. Việt Nam cần có lộ trình ra sao để bắt kịp xu hướng?

 

Mới đây, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã được chọn làm chủ đề của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ. Đây là cuộc cách mạng kết hợp công nghiệp trong các lĩnh vực như vật lý, số hóa, sinh học và vốn, tạo ra những khả năng hoàn toàn mới, tác động sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. cách mạng Công nghiệp 4.0 là xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các Hệ thống Thực- Ảo (CPS), Mạng lưới vạn vật kết nối internet (IoT) và điện toán đám mây. Trong đó, mỗi công dân có thể trở thành một doanh nghiệp số.

Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những khả năng hoàn toàn mới, tác động sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống xã hội

Theo các chuyên gia, cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất; thúc đẩy sáng tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới. Bên cạnh đó, khai thác tối đa nguồn dữ liệu phục vụ cộng đồng, đồng thời, thay đổi phương thức tiêu dùng, giảm thời gian tiếp cận thông tin sản phẩm, dịch vụ. Lợi ích mang lại cũng rất lớn, đó là phát triển nền sản xuất công nghiệp hiện đại; hệ thống quản lý tinh gọn và hiệu quả; nâng cao chất lượng cuộc sống và phúc lợi xã hội.

Qua đó, mở ra nhiều cơ hội cho người dân phát huy sáng tạo và khởi nghiệp. Mặc dù cơ hội đem đến rất lớn nhưng thách thức cũng không hề nhỏ.

Phân tích về những thách thức và khó khăn của Việt Nam hiện nay trong việc tiếp cận và tìm cách mở đường đến với cuộc cách mạng 4.0, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết:

 

Trước những thách thức và khó khăn còn tồn tại, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, để Việt Nam có thể bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại, trước hết, các doanh nghiệp cần nâng cao cao nhận thức để áp dụng những ưu thế của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Ông Nguyễn Quang Vinh cho biết:

 

Ngoài ra, theo ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Công ty đào tạo Quản trị và An ninh mạng ATHENA, trước hết Chính phủ cần có định hướng vì xu hướng cuộc cách mạng 4.0 này không phải là thành phần riêng lẻ mà là sự kết hợp giữa nhiều thành phần, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế với nhau.

Với các nước trên thế giới, các tập đoàn công nghệ lớn sẽ đưa ra định hướng nhưng ở nước ta, vai trò này thuộc về Chính phủ. Do đó, để thành công thì Chính phủ phải đưa ra định hướng. ông Võ Đỗ Thắng bày tỏ quan điểm:

 

Mới đây, tại cuộc họp báo Chính phủ vừa diễn ra ngày 3-4, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết, để tận dụng được tối đa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ phải có 10 nhiệm vụ cần thực hiện. Trong đó, nhiệm vụ đặt ra là phải tăng tốc phát triển hạ tầng thông tin trên cơ sở bảo đảm tính kế thừa, tận dụng thành tựu kết quả đã có, phù hợp với các chiến lược quy hoạch kế hoạch trong các lĩnh vực, trong đó phải ưu tiên công nghệ thông tin và truyền thông, coi đây là hạ tầng trong sự phát triển, trong cuộc cách mạng công nghiệp này.

Làm thế nào đó để kết hợp với những đột phá trong phát triển với những mục tiêu cao hơn, tốc độ nhanh hơn. Các chuyên gia cũng cho rằng cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số, quản trị thông nh (thể chế hiện đại, chính quyền hiện đại), xây dựng hạ tầng kết nối số và an ninh mạng, tạo nguồn nhân lực số, xây dựng công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông nh, du lịch thông nh; xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; xây dựng đô thị thông nh.