Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ vào cuối năm 2023

Ngân hàng Standard Chartered nhận định, tiếp nối đà hồi phục tăng trưởng của năm 2022, dự kiến nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ vào cuối năm 2023.

 Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 Thông tin trong nước và quốc tế

# Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Nội vụ nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể của cải cách chính sách tiền lương và phụ cấp mới trình. 

# Mới đây, Bộ Tài chính vừa yêu cầu các bộ ngành, địa phương cần vào cuộc để kiểm soát giá cả thị trường, kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu đề ra, ngăn tình trạng 'lương chưa tăng giá cả đã leo thang.

Ảnh nh họa

# Ngân hàng Standard Chartered vừa đưa ra những nhận định về kinh tế Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Standard Chartered nhận định, tiếp nối đà hồi phục tăng trưởng của năm 2022, dự kiến nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ vào cuối năm 2023.

Ông Tim Leelahaphan, Chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Standard Chartered cho biết: "Năm 2022 là năm đầy khó khăn, nhưng nhìn lại, rõ ràng Việt Nam là 1 trong những quốc gia kinh tế vẫn tăng trưởng tốt nhất trên thế giới với mức tăng trưởng đạt 8%. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào kinh tế Việt Nam trong giai đoạn trung hạn sắp tới. Tôi có niềm tin này bởi 5 mục tiêu các bạn đã đặt ra như trở thành trung tâm của khu vực, thu hút đầu tư, chuyển từ quốc gia công nghệ thấp sang công nghệ cao hay trở thành nước có thu nhập cao đều đang đi đúng tiến độ và có thể thực hiện được".

Ông Tim cho rằng, trong nửa đầu năm nay, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể chỉ đạt khoảng 4%, nhưng đến gần cuối năm, khi kinh tế thế giới dần hồi phục, Việt Nam có thể kỳ vọng mức tăng trưởng 9%.

Để đạt được những mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ông Tim nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là xây dựng và củng cố lòng tin đối với doanh nghiệp và người dân.

# Lãi suất huy động trên thị trường thời gian qua giảm mạnh với mức 1-2% so với giai đoạn cao điểm cuối năm ngoái, nhiều DN kỳ vọng sẽ phục hồi sản xuất kinh doanh năm nay. 

# Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo, mặt bằng lãi suất vẫn còn khá cao là rào cản lớn đối với người cần vốn, nên tín dụng được dự báo khó chảy mạnh trong quý đầu năm nay. 

# Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Hội Môi giới BĐS Việt Nam dự báo, từ cuối quý III thị trường bất động sản sẽ “ấm” dần lên. 

# Theo báo cáo mới nhất của FiinGroup, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục trầm lắng trong ít nhất là nửa đầu của năm 2023. 

# Với thị trường giao dịch hàng hóa, thị trường đóng cửa ngày giao dịch đầu tiên của tháng 03 với sắc xanh hoàn toàn bao phủ trên bảng giá. 30 trên tổng số 31 mặt hàng đồng loạt tăng giá đã hỗ trợ chỉ số MXV- Index chốt phiên tăng mạnh hơn 1,1% lên 2.362 điểm, đánh dấu phiên tăng thứ 3 liên tiếp. Giá trị giao dịch toàn Sở cũng tăng vọt gần 30%, đạt mức gần 4.100 tỷ đồng, cao nhất trong hơn 1 tháng trở lại đây.

Giá kẽm LME dẫn đầu đà tăng với mức tăng gần 4% lên 3.115 USD/tấn, toàn bộ các mặt hàng kim loại cơ bản còn lại cũng đón nhận lực mua tích cực thể hiện qua các mức tăng rất đồng đều từ 1,5 – 2,5%. Đà tăng được thúc đẩy chủ yếu do dữ liệu sản xuất khởi sắc của Trung Quốc trong tháng 2. Cụ thể, chỉ số PMI sản xuất đã tăng mạnh lên mức 52,6, và đánh dấu tốc độ tăng trưởng mạnh nhất kể từ tháng 04/2012.

Ảnh nh hoạ - Ảnh: Reuters.

# Theo Viện tài chính quốc tế (Mỹ), Nga đang bán dầu thô của mình trên mức giá trần 60 USD/thùng mà EU áp đặt.

Điều này cho thấy, những nỗ lực của phương Tây nhằm siết chặt nguồn thu từ dầu mỏ của Nga đã không diễn ra theo đúng kế hoạch. 

# Mặc dù tăng trưởng kinh tế trên hầu khắp khu vực châu Á- Thái Bình Dương có thể sẽ rất yếu.  Tuy nhiên việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ có tác động lan tỏa tích cực đối với phần còn lại của châu Á.

Đây là nhận định được Nhà kinh tế trưởng Louis Kuijs tại Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard and Poor's, chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng đó sẽ là một điều tích cực đáng hoan nghênh đối với phần còn lại của thế giới. Bởi như chúng ta thấy cả Mỹ và châu Âu đều đang chứng kiến tăng trưởng chậm lại và do đó, sự cải thiện về khía cạnh tăng trưởng ở Trung Quốc được hoan nghênh từ góc độ toàn cầu. Điều này sẽ giúp ích cho các nhà xuất khẩu và doanh nghiệp ở các nước khác.”

Trong dự báo mới nhất, Quỹ tiền tệ quốc tế kỳ vọng Đông Nam Á sẽ là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới, với 5 nền kinh tế lớn nhất có tốc độ tăng trưởng 4,3% vào năm 2023 và 4,7% vào năm 2024.

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) thậm chí còn lạc quan hơn khi dự báo tăng trưởng của khu vực vào năm 2023 là 4,7%./.

 

Thông tin thị trường chứng khoán

# TTCK Mỹ tiếp tục giao dịch thận trọng ở phiên đầu tháng 3 và ghi nhận diễn biến trái chiều tại các chỉ số chính. Cụ thể, chỉ số DJIA (+0,02%) đóng cửa trong sắc xanh, đạt 32.661,84 điểm trong khi đi lùi ở hai chỉ số còn lại với mức giảm tương ứng 0,47% trên S&P 500 và 0,66% đối với Nasdaq.

# Còn ở trong nước, trong ngắn hạn, VN Index đang hình thành nhịp pull-back sau khi phá vỡ các vùng hỗ trợ trong quá khứ. Chỉ số có thể sẽ tiếp diễn trạng thái này trong các phiên tới trước khi quay lại với xu hướng Giảm ngắn hạn. Vùng kháng cự gần trên chỉ số là 1.050 điểm trong khi các vùng hỗ trợ gần là 1.030 – 1.000 điểm.

# Theo SSI Reseach, nhà đầu tư ngắn hạn đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao, đặc biệt với những cổ phiếu yếu hơn thị trường, có thể canh nhịp hồi phục hiện tại để hạ bớt tỷ trọng. Nhà đầu tư đang có nhu cầu giải ngân chỉ ưu tiên thăm dò với tỷ trọng thấp quanh nền tích lũy hoặc các nhịp kiểm định hỗ trợ, không mua đuổi khi cổ phiếu đang có đà hồi phục mạnh.