Kinh nghiệm lái ô tô đi qua vùng ngập nước

Trong những tình huống khẩn cấp buộc phải di chuyển qua vùng ngập, hãy trang bị cho mình những kinh nghiệm để có thể đưa xe vượt qua vùng ngập an toàn.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Những cơn mưa lớn bất chợt trong mùa mưa bão có thể khiến các con phố ngập sâu. Việc trang bị cho mình những kinh nghiệm để có thể đưa xe vượt qua vùng ngập an toàn là điều cần thiết

Những cơn mưa lớn bất chợt trong mùa mưa bão có thể khiến các con phố ngập sâu. Việc trang bị cho mình những kinh nghiệm để có thể đưa xe vượt qua vùng ngập an toàn là điều cần thiết.

Trong những tình huống khẩn cấp buộc phải di chuyển qua vùng ngập, hãy trang bị cho mình những kinh nghiệm để có thể đưa xe vượt qua vùng ngập an toàn. Những kinh nghiệm thực tế từ anh Trần Thắng thành viên của câu lạc bộ xe bán tải địa hình Việt Nam (PVC) chia sẻ trong cuộc trò chuyện với PV VOV Giao Thông.

PV: Xin chào anh Trần Thắng. Với chủ đề di chuyển xe ô tô an toàn qua vùng ngập nước, bằng kinh nghiệm bản thân, anh hãy chia sẻ cách vận hành xe ô tô khi đi vùng ngập nước?

Anh Trần Thắng: Vâng khi xe đi qua vùng ngập nước trước tiên chúng ta phải tấp xe vào lề đường, quan sát xe ngược chiều xác định vùng bị ngập. Nếu nhìn thấy xe ngược chiều xe sedan mà ngập nửa bánh xe thôi là đi được, còn trên bánh xe đấy thì thôi ta sẽ tấp xe vào lề đường đợi nước rút rồi đi.

Còn đối với xe SUV, xe bán tải thông thường mực nước ngập thấp hơn cạnh dưới của đèn pha, tức là ta nhìn thấy mực nước ngập dưới cạnh của đèn pha tức là cái mức ngập có thể mình vượt qua.

PV: Tức là theo kinh nghiệm của anh Trần Thắng là chúng ta sẽ phải quan sát trước để xem mực nước ngập tới đâu. Vậy còn khi điều khiển xe qua chỗ ngập nước thì theo anh Trần Thắng sẽ cần phải chú những gì ạ? Ví dụ như là chân phanh, chân ga phải như thế nào?.

Anh Trần Thắng: Để vận hành qua vùng đấy trước tiên là phải đi xe chậm đều. Khi vào đấy nếu đi số cao và đi nhanh thì là nước dồn lên sẽ bị sốc lại thì mực nước sẽ vào nắp capo của mình hoặc ống hút gió. Thứ 2 là giữ khoảng cách với xe trước, hạ kính xuống một ít, tắt điều hòa, tắt thiết bị giải trí, thiết bị điện tử để tránh bị chập.

Nếu xe số tự động thì chúng ta nên gạt vào chế độ bán tự động tức là 1, 2 cứ để số 1 và số 2. Tùy theo kinh nghiệm và từng đoạn đường nếu đoạn đường đấy ngập mà dướt lại có bùn nên để số 2 còn nếu bán tải nên gài cầu nhanh để mình đi.

PV: Theo tôi phần vận hành là quan trọng nhất, vì nếu chỉ sơ sẩy một chút thôi là chúng ta có thể khiến chiếc xe của mình xảy ra trục trặc hoặc nếu trong điều kiện đường bùn sẽ bị sa lầy. Vậy khi xe đang di chuyển qua vùng ngập nước mà bỗng nhiên bị chết máy thì anh Trần Thắng sẽ xử lý ra sao?

Anh Trần Thắng: Tốt nhất tắt máy, gọi cứu hộ, cái ngập nước đấy anh không biết do cái gì, nếu được ta mở lọc gió kiểm tra nếu ở trong lọc gió có nước thì thôi, kéo. Nhiều lúc chỉ cần suy nghĩ trong một giây bảo ôi chẳng vấn đề gì đâu đề phát nữa là ông hỏng cả máy.

PV: Không nên chủ quan trước bất kỳ tính huống nào. Còn sau khi di chuyển từ vùng ngập nước về anh sẽ kiểm tra những bộ phần nào trên xe ô tô của mình?

Anh Trần Thắng: Thường đi qua vùng ngập nước về, tôi kiểm tra dầu cầu thứ 2 là bảo dưỡng moay ơ, kiểm tra lọc gió, thay dầu máy, kiểm tra hệ thống phanh.

PV: Vâng, những bộ phận này của chiếc xe cũng là những bộ phận sẽ trực tiếp tiếp xúc với nước khi chúng ta đi qua vùng ngập. Cảm ơn anh Trần Thắng đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu.

Sau nhiều năm sử dụng, xe ô tô ít nhiều sẽ gặp một số trục trặc nhất định đặc biệt là ở gầm của chiếc xe

Góc kỹ thuật: Cách nhận biết gầm xe ô tô có dấu hiệu xuống cấp.

Gầm là một trong những bộ phận quan trọng của ô tô, hỏng gầm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn. Vậy làm sao để nhận biết được những dấu hiệu ô tô cần phải sửa chữa. Theo anh Nguyễn Viết Trí, Kỹ thuật viên của một đại lý Toyota tại Hà Nội, gầm xe gồm nhiều bộ phận, cách đơn giản nhất là có thể nhận biết qua âm thanh lạ phát lên từ dưới gầm.

“Vấn đề gầm của xe là bộ phận dưới sàn xe gồm có xác xi, vỏ xe, còn cấu tạo hệ thống gầm của xe phân ra hệ thống phanh, treo và hệ thống lái.

Hư hỏng mà chúng ta có thể nhận biết được trong quá trình vận hành có tiếng kêu lạ. Ví dụ như khi chúng ta đi qua chỗ xóc là cọt kẹt, lạch cạch, lục cục, hoặc nhìn bằng mắt quan sát đấy là chi tiết bằng cao su, dạn nứt vỡ, chương nở còn các chi tiết bằng kim loại có dấu hiệu cong vênh hoặc là han gỉ bất thường, đối với xe có tuổi thọ lâu ngày việc này khá là thường xuyên xảy ra", anh Trí cho biết.

Góc công nghệ:

Dòng SUV hạng sang Volvo XC90 T8

# Ông lớn Toyota với mẫu xe biểu tượng trong phân khúc hạng D là Camry đã phải giảm giá 50 triệu đồng trước sự cạnh tranh quyết liệt từ các mẫu cùng phân khúc khác, thậm chí từ từ phân khúc hạng E. Sự giảm giá này đến trong bối cảnh doanh số của Camry lần thứ 2 đã phải xếp sau mẫu xe Vinfat SA 2.0 trong 2 tháng liên tiếp là tháng 8 và tháng 9.

# Trong tháng 9 VinFast Lux A2.0 bỏ xa Toyota Camry về doanh số khi bán ra tới 804 xe, chiếm vị trí dẫn đầu trong phân khúc sedan tầm giá 1 tỷ đồng.

# Mới đây Toyota tiếp tục triệu hồi xe để khắc phục lỗi bơm nhiên liệu và khiến động cơ ngừng hoạt động. Không chỉ có mẫu Vios được coi là mẫu xe quốc dân tại Việt Nam, mà chính cả mẫu xe sang Lexus cũng nằm trong danh sánh lên tới 5,8 triệu chiếc trên toàn thế giới.

# Gần đây, Hyundai Motor Co. - nhà sản xuất ô tô hàng đầu Hàn Quốc cho biết, hãng đã thua lỗ khoảng 167 tỷ USD trong quý III/2020 do các sự cố liên quan đến triệu hồi sản phẩm và quản lý chất lượng.

# Honda Việt Nam vừa tiết lộ, mẫu sedan City thế hệ mới nhất được sản xuất lắp ráp trong nước sẽ ra mắt thị trường vào ngày 9/12 tới với 3 phiên bản là RS, L, G và giao đến tay khách hàng từ tháng 1/2020.

# Mẫu xe sang đến từ Thụy Điển, Volvo XC90T8 ra mắt tại Việt Nam vào 30/10. Nhiều công nghệ được trang bị, cần số pha lê như trên mẫu X7 của BMW.

Thông tin F1

DRS là viết tắt của Drag Reduction System, là hệ thống cánh gió có thể điều chỉnh cho phép làm giảm lực cản gió và giảm lực bám đường downforce của xe đua

# Hệ thống giảm lực cản không khí, tên tiếng anh là Drag Reduction System (DRS). Đây là một hệ thống được điều chỉnh bằng các cánh gió sau. Hệ thống được điều khiển bằng điện và được sử dụng thoải mái trong các cuộc chạy thử cũng như trong cuộc phân hạng.

Tuy nhiên trong Cuộc đua chính, hệ thống này chỉ được kích hoạt trong đoạn đường đua cho phép sử dụng DRS khi khoảng cách thời gian giữa xe bám đuổi phía sau với xe trước chỉ dưới 1 giây và hệ thóng này sẽ tự ngắt khi tay đua sử dụng phanh. Theo đó chỉ khi xe đuổi phía sau đủ khoảng cách thời gian dưới 1 giây so với xe trước thì hệ thống này mới được bật. Tất nhiên hệ thống này được kiểm soát bởi F1 và FIA.

# Bảng điều hướng gió hông xe. Đây là chi tiết được gắn bên hông xe, giữa bánh trước và hai cửa gió với mục đích làm cho luồng khí chay trơn tru dọc theo thân xe. Theo tiêu chuẩn mới, từ mùa giải 2021, chi tiết này sẽ không còn được sử dụng.