Kịch bản nào cho ngày mai?

Xây dựng kịch bản và lập kế hoạch luôn là các kỹ năng quan trọng hàng đầu trong việc quản lý một hoạt động, một lĩnh vực nào đó. Trước mỗi khi tổ chức sự kiện gì, bạn đều phải lên kịch bản. Mỗi khi định làm một việc gì trong khuôn khổ của tổ chức, cá nhân

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Kịch bản càng quan trọng hơn trong những tình huống mà điều kiện ngoại cảnh biến đổi nhanh chóng, khó đoán định, như dịch bệnh, thiên tai. Người dân rất yên tâm khi biết chính phủ đã xây dựng đủ các kịch bản ứng phó, tuỳ theo từng mức độ lây lan dịch bệnh. Người dân cũng vững tin và ấm lòng khi biết kế hoạch hỗ trợ nạn nhân bão lũ vẫn đang được tổ chức chặt chẽ, hiệu quả.

Mải xây dựng kịch bản chung, có khi nào bạn đặt câu hỏi: Kịch bản nào cho mình khi ngày mới bắt đầu? Bạn sẽ làm gì nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ thuận lợi? Và ngược lại, nếu tình hình trở nên xấu đi, rất nhiều bất lợi và rủi ro, kịch bản cuộc sống của bạn sẽ xoay theo hướng nào?

Tâm lý thường tình của số đông là ngại nhắc đến rủi ro, vì sợ “nói gở”, sợ xui xẻo. Nhưng thực tế thì rủi ro vẫn xuất hiện ngay cả khi bạn “kiêng” không nhắc tới. Và chính sự “kiêng” nghĩ, “kiêng” nói này khiến bạn bị động, bối rối khi bị đặt vào tình huống bất ngờ.

Cũng có những xu hướng sống “không cần biết ngày mai”, sống vui và tận hưởng mỗi ngày. Những người theo phong cách đó đương nhiên chẳng cần kịch bản hay kế hoạch làm gì. Nhưng điều này xem ra chỉ phù hơp khi bạn chưa có cả một gia đình để chăm lo, che chở.

Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là để tình huống xấu nhât không xảy ra. Câu nói ấn tượng của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về phương châm phòng chống và đẩy lùi COVID, có lẽ cũng là điều rất thiết thực với mỗi người. Một kịch bản tốt, một kế hoạch phù hợp cùng tâm thế đón nhận, sẽ là chìa khoá để bạn chủ động, sẵn sàng cao nhất cho ngày mai, dẫu có chuyện gì đi chăng nữa.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: