Không khuyến khích trao túi thuốc tại nhà, cần hướng dẫn chi tiết cho F0

Tỷ lệ F0 trong cộng đồng đang tiếp tục tăng cao, lên tới hơn 72% tổng số ca mắc mới tại TPHCM trong ngày 17/8. Trước tình hình này, Bộ Y tế đề nghị một số biện pháp quản lý, chăm sóc F0 , trong đó có việc phát túi thuốc chăm sóc điều trị tại nhà. 

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc cần hơn hết lúc này là hướng dẫn chi tiết để các F0 tự theo dõi và chăm sóc.

Phóng viên VOV Giao thông trao đổi với BS.TS. Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng về nội dung này.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Túi thuốc được đặt trước cửa nhà, sau đó người thân của ca F0 sẽ ra lấy - Ảnh: Tuổi trẻ

PV: Thưa ông, quan điểm của ông như thế nào về việc phải khẩn trương có hướng dẫn bài bản về việc điều trị F0 tại nhà?   

BS.TS. Trần Tuấn: Rất cần lúc này là Bộ Y tế ra được hướng dẫn để toàn dân và cả trong chuyên môn hiểu rõ: 100 người nhiễm thì đến 80 người không có biểu hiện, triệu chứng gì cả.

Rộng hơn nữa thì có đến 95% không cần đến can thiệp y tế, hoàn toàn có thể ở nhà và thực hiện các biện pháp chăm sóc giống như trước đây chúng ta vẫn làm với trường hợp bị cúm.

Có điều trong trường hợp dịch hiện nay thì các biện pháp thực hiện chặt chẽ hơn và đảm bảo kết nối ngay với hệ thống y tế để giám sát theo dõi và hỗ trợ kịp thời. 

Tôi cũng không khuyến khích trao túi thuốc đến tận nhà, bởi vì nhiễm vi rút về cơ bản không cần thuốc. Trong hướng dẫn phải nói rất rõ chỉ vào viện khi anh rơi vào nhóm 5% cần trợ giúp của y tế. 

PV: Trong kế hoạch điều trì và ngăn chặn lây lan hiện nay, theo ông, cần lưu ý điều gì?

BS.TS. Trần Tuấn: Dịch lúc này không còn như ban đầu, nó là dịch nội sinh, nên các biện pháp nội bất xuất ngoại bất nhập sẽ là không phù hợp. Quan trọng là giám sát để đảm bảo không xảy ra các đám đông tụ họp, tiếp xúc không an toàn.

Vai trò của chính quyền trung ương là cung cấp thông tin khoa học kịp thời, có sẵn cho từng nhóm đối tượng, đảm bảo năng lực hệ thống y tế cho cả người bệnh COVID và không COVID, tiêm chủng ễn phí, làm sao để người dân tiếp cận điểm tiêm tốt nhất, thuận lợi nhất. Tiêm ễn phí, xét nghiệm ễn phí.

Cần lưu ý là xét nghiệm chỉ phục vụ nghiên cứu là số một, sau đó mới là xác định bệnh, chứ không phải xét nghiệm đại trà để tìm F0, cái đó không đúng nữa rồi.

PV: Vâng xin cảm ơn ông.