Hà Nội đặt mục tiêu 55% người dân mua sắm trực tuyến vào 2025

Thời gian qua, hệ thống bảo mật ngân hàng cũng có vấn đề và nó gây hoài nghi cho nhiều người trong việc thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Hà Nội đặt mục tiêu 55% người dân mua sắm trực tuyến vào 2025. Ảnh: Kinh tế đô thị

Nhằm phát triển các loại hình thương mại và dịch vụ thương mại trên địa bàn thành phố, Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ người dân thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 55%, tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 2%. 

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Kênh VOV Giao thông có cuộc phỏng vấn với PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài Chính.

PV: Xin ông đánh giá về tình hình triển khai việc mua sắm trực tuyến ở Hà Nội hiện nay?

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh: Để phục vụ cho việc mua sắm trực tuyến, trong thời gian vừa qua, mạng lưới thông tin, cơ sở hạ tầng ở Hà Nội đã dần được hoàn thiện và tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại điện tử.

Độ phủ sóng ở Hà Nội gần như cũng đã được đảm bảo hết và tốt nhưng thông tin đôi khi còn bị gián đoạn, có mạng nhưng không thông suốt. Điều này cũng gây trở ngại cho hoạt động.

Thứ hai, đi kèm với mạng lưới đó thì phải có hệ thống tiếp nhận thanh toán điện tử ở các nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm, thậm chí là đến từng cửa hàng bán lẻ. Đây là vấn đề mà chúng ta chưa thực sự phát triển ở Hà Nội.

PV: Để đạt được mục tiêu 55% người dân Hà Nội mua sắm trực tuyến vào năm 2025, theo ông, cần phải đảm bảo những điều kiện gì?

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh: Ngay từ năm 2014-2015, chúng tôi cũng đề nghị với Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại là phát triển mạng lưới thông qua mạng internet, thanh toán qua điện thoại thông nh nhưng đến bây giờ việc thanh toán này vẫn còn rất chậm. Bên cạnh đó là việc đảm bảo tính bảo mật trong hoạt động thanh toán.

Thời gian qua, hệ thống bảo mật ngân hàng cũng có vấn đề và nó gây hoài nghi cho nhiều người trong việc thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử.

Liên quan đến vấn đề này, về phía cá nhân, chúng ta cũng phải tăng cường giáo dục tài chính cá nhân, giúp cho cá nhân có tài khoản ngân hàng và những hình thức thanh toán điện tử biết, bảo mật một cách tốt nhất thông số tài khoản cũng như hoạt động thanh toán của mình.

Về phía ngân hàng, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống bảo mật. Điều này góp phần giúp cho hoạt động thanh toán trôi chảy và đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, phí thanh toán cũng là một vấn đề mà nhiều người quan tâm. Phí thanh toán phải được công khai, rõ ràng, nh bạch và giảm thiểu tới mức tối đa. Khi đó, tỷ lệ mua sắm trực tuyến không phải đến năm 2025 mới đạt 55% mà còn hơn thế.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: