Gia đình ba thế hệ cùng làm tấm chắn giọt bắn gửi tuyến đầu chống dịch

Trong khi các lực lượng tuyến đầu chống dịch vẫn đang ngày đêm chạy đua với thời gian, vượt qua nguy hiểm khó khăn để đẩy lùi dịch bệnh, thì ở “hậu phương”, rất nhiều người, nhiều gia đình cũng đang nhiệt tình góp sức chống dịch bằng những việc làm thiết

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Cả ba thế hệ gia đình Bs Đỗ Phạm Nguyệt Thanh, Quận 4 cùng chung tay với cả nước đẩy lùi đại dịch bằng việc ngày đêm sản xuất những tấm chắn giọt bắn.

 8h sáng, trong con hẻm nhỏ trên đường Lê Quốc Hưng Phường 12, Quận 4, các thành viên một gia đình cùng bắt đầu công việc sản xuất những tấm chắn giọt bắn. Mỗi người một công đoạn từ dán keo, cho đến đóng quay, dán nhãn…

Bà Phạm Thị Hường, 57 tuổi, ăn vội gói xôi trước khi bắt đầu một ngày dài sản xuất: 'Gia đình tôi ở đây làm là có 3 thế hệ gồm ông bà rồi con cháu, bắt đầu công việc từ 8h rưỡi cho đến 9h, 10h đêm'.

Cô Phạm Thị Thơm cho biết: “Ở độ tuổi hưu trí mà ngồi cả ngày làm việc thì đau nhứt mình là chuyện thường, đóng lỗ bị búa nện vào tay cũng như cơm bữa. Nhưng với tinh thần cùng với cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh nên ai cũng cố gắng làm”

Là một chuyên viên nghiên cứu y sinh Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, thấu hiểu được sự nguy hiểm khó khăn của những người tuyến đầu khi phải đối mặt với đại dịch, Bác sĩ Đỗ Phạm Nguyệt Thanh là người đã trực tiếp vận động tất cả các thành viên trong gia đình cùng nhau làm ra những tấm chắn giọt bắn để chuyển đến tay đội ngũ y bác sĩ:

'Thật ra mình cũng là một bác sĩ, một nhân viên y tế tham gia chung với trung tâm kiểm soát bệnh tật chống dịch từ năm ngoái; mình rất hiểu những khó khăn của các y bác sĩ và hiểu được họ cần những gì trong thời gian cấp bách như vậy thì mỗi người chung tay một chút để góp phần kiểm soát được tốt hơn'.

Sự phối hợp nhịp nhàng giúp mọi việc thuận tiện hơn rất nhiều

Thời gian đầu, mỗi ngày gia đình chỉ sản xuất được 80 tấm chống giọt bắn. Tuy nhiên sau một thời gian thực hiện, quy trình ngày càng chuyên nghiệp hóa, phân công cụ thể, các bộ phận phối hợp nhịp nhàng, nên năng suất tăng lên nhanh chóng.  

Bác sĩ Đỗ Phạm Nguyệt Thanh chia sẻ thêm: 'Trong đợt dịch đầu tiên, gia đình làm thử rất nhiều cách, thời điểm đó một ngày gia đình mình chỉ sản xuất được 80 tấm thôi vì lúc đó vẫn chưa quen. Sau khi làm mỗi người trải qua tất cả các khâu thì ai thấy mình khéo tay ở khâu nào thì sẽ đảm nhiệm khâu đó để phụ trách và mỗi người một khâu thì sẽ nhanh hơn là mỗi người làm hoàn thiện luôn một sản phẩm, mỗi ngày sản xuất được 1000 đến 1200 tấm

Em gái bà Phạm Thị Hường, cô Phạm Thị Thơm chia sẻ, mỗi ngày phải đóng cả nghìn nút cài vào quai đeo, nên việc búa nện vào tay thì xảy ra như “cơm bữa”.

Tuy nhiên, khi nghĩ đến những y bác sĩ đang phải ngày đêm điều trị các bệnh nhân COVID-19 thì cơn đau chỉ thoáng qua chốc lát: 'Khi thực hiện làm cái tấm này thì có những rủi ro ví dụ như mình đóng vô tay, hoặc là đau những đầu ngón tay.

Những cô lớn tuổi thì rất là đau sóng lưng, cột sống vì ngồi rất nhiều tiếng, nhưng tất cả những việc này cũng chỉ mong muốn Việt Nam mình đẩy lùi được dịch bệnh'.

Kể từ khi dịch xuất hiện, đến thời điểm này trong căn nhà nhỏ nằm trên đường Lê Quốc Hưng Phường 12, Quận 4 đã cho “ra đời” khoảng 6500 tấm chắn giọt bắn và được chuyển đến những người nơi tuyến đầu như đội ngũ y bác sĩ, công an, quân đội…  Góp phần vào công cuộc chiến đấu đẩy lùi đại dịch của nước ta (Ảnh: Mỗi ngày, tại tầng trệt căn nhà số 38 đã  cho “ra đời” khoảng 1000 đến 1200 tấm chắn giọt bắn)

Là thành viên nhỏ tuổi nhất trong “dây chuyền” sản xuất tấm chắn bọt,  em Đỗ Phạm Nguyệt Thi, 12 tuổi, rất hãnh diện khi có thể góp sức mình trong công cuộc phòng dịch chung của thành phố: Em có làm ở trong khâu lau dọn ếng chắn bọt và cho vào bao để đem đi, em cảm thấy rất tự hào với công việc của mình. Tuy nhỏ tuổi hơn mọi người,  nhưng cũng đóng góp một phần để gửi đến những y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. Giúp thành phố chống dịch tốt hơn và mau chóng hết dịch

Đến thời điểm này, từ căn nhà nhỏ nằm trên đường Lê Quốc Hưng Phường 12, Quận 4 đã cho “ra đời” khoảng 10 nghìn tấm chắn giọt bắn. Tất cả chỉ với một niềm mong mỏi sớm đẩy lùi được dịch bệnh, để cuộc sống sớm trở lại bình thường.