Dự thảo Nghị quyết về thuế tối thiểu toàn cầu: Đảm bảo lợi ích các bên

Để duy trì sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội Khóa XV sẽ xem xét và thông qua Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Ảnh nh họa: Vneconomy

Về Dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, nhiều nước đã nội luật hoá các quy định về việc áp dụng Thuế Tối thiểu toàn cầu để áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024.

Việc áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới, cụ thể như: Tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ phần thu thuế bổ sung; tăng cường hội nhập quốc tế; Giảm thiểu hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận.

Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích sự hợp lý và cần thiết phải ban hành Nghị quyết: "Để thứ nhất hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào VN vì họ sẽ thấy VN áp dụng chuẩn mực về thuế như nhiều khu vực trên thế giới. Điều thứ 2 là tạo ra sự công bằng vì chuẩn mực thuế quốc tế đã qua quá trình nghiên cứu dày đặc lâu năm để các tổ chức quốc tế có thể quyết định như vậy. Việc VN tham dự vào đấy cũng là để áp dụng những quy định và thuế suất đã được nghiên cứu lâu năm trên thị trường tài chính thế giới".

Nếu Việt Nam không nội luật hoá các quy định về thuế Tối thiểu toàn cầu thì các nước xuất khẩu vốn đầu tư sẽ được thu khoản thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung (cho đủ mức 15%) đối với các công ty đa quốc gia có dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang được hưởng mức thuế suất thực tế dưới 15%.

Góp ý cho dự thảo, đại biểu Đỗ Văn Yên, đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu phân tích: "Khi chúng ta đã tham gia, chấp thuận vào nguyên tắc OEDC tham gia và 142 nước chấp thuận. Đây là một luật chơi mới, người ta đã áp dụng. Nếu chúng ta không thực hiện chúng ta sẽ từ bỏ quyền ngành thuế chủ quyền của Việt Nam. Cho nên việc này rất là rõ rồi. Hện tại thì chúng ta đang có một số ưu đãi để thu hút đầu tư với mức thuế thấp hơn so với trần 15%. Khi thực hiện tránh thuế tối thiểu toàn cầu, vấn đề đặt ra là môi trường thu hút đầu tư sẽ thay đổi".

Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – ngân sách của Quốc hội Nguyễn Vân Chi nhận định việc sớm ban hành Nghị quyết sẽ tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài cả hiện hữu và tương lai về tính nh bạch của môi trường đầu tư tại Việt Nam: "Nếu chúng ta càng chần chừ sửa Luật thuế doanh nghiệp thì lại càng vướng đối với các nhà đầu tư mới. Khi họ vào Việt Nam thì chế độ thuế của chúng ta khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu với các nhà đầu tư mới hết sức phức tạp và không hề thuận lợi và hợp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thà chúng ta quy định thẳng 15% và sau đó có những ưu đãi hợp lý khác mà OECD cho phép chẳng hạn ưu đãi dựa trên chi phí".

Cùng với đó, việc đánh thuế nhưng vẫn phải đảm bảo môi trường đầu tư, kinh doanh ổn định, không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

TS. Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nêu quan điểm: "Luật ban hành là tất cả đều phải áp dụng theo mức nộp bổ sung, chứ không nên để lựa chọn, để đảm bảo tính chất chắc chắn của luật pháp và không bị OECD bác bỏ. Nhưng thay vào đó thì chúng ta phải có yêu cầu Chính phủ phải nghiên cứu thay đổi chính sách ưu đãi đầu tư cho phù hợp với sự thay đổi. Điều này thể hiện chúng ta có động thái là sẽ có chính sách ưu đãi thay đổi phù hợp với sự thay đổi của luật".

Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng chuẩn mực áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu là chuẩn mực chung và Việt Nam cần có những quy định bổ sung để giữ chân các nhà đầu tư hiện hữu và thu hút thêm các nhà đầu tư mới trong thời gian tới:

"Việt Nam cần có quy định bổ sung chẳng hạn những ngành liên quan môi trường xanh thì chúng ta có thể có ưu đãi, những ngành liên quan đến sử dụng năng lượng hoá thạch thì mình có thể có thuế suất cao để giảm thiểu đầu tư vào ngành nghề đó và nó tác động đến môi trường. Thành ra chúng ta cần có quy định đặc thù để hỗ trợ hoặc không hỗ trợ một số những ngành nghề tuỳ theo các chính sách kinh tế đối ngoại của chúng ta".

Các chuyên gia cho rằng, lợi ích của nhà đầu tư hiện hữu đang được đảm bảo không chỉ bởi quy định không hồi tố với các ưu đãi đầu tư, mà quan trọng hơn là được đảm bảo bằng các cam kết quốc tế về bảo hộ đầu tư song phương và đa phương. Do đó Nghị quyết cần đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham gia. Được biết, ngày 20/11 tới, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Thông tin thị trường chứng khoán

# Chỉ số VN-Index giảm 24,34 điểm, tương đương 2,16%, xuống 1.101,19 điểm.

# Gây bất ngờ là toàn bộ cổ phiếu ngân hàng trên sàn HoSE đều "rực lửa". Rất nhiều cổ phiếu giảm từ 2% trở lên như VCB, VPB, ACB, STB, HDB, VIB, SHB, TPB, EIB, OCB, MSB.

# Toàn sàn HoSE có 118 mã tăng giá, 58 mã đứng giá tham chiếu và 437 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh vọt lên mức rất cao, đạt 23.154 tỷ đồng, tức suýt soát 1 tỷ USD.

Thông tin trong nước và quốc tế

Ảnh: VnBusiness

# Dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống chỉ tăng khoảng 1,53% so với cuối năm 2022, mức tăng rất thấp so với 5 năm qua.

Nguyên nhân do tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn và diễn biến phức tạp của nền kinh tế toàn cầu, theo báo cáo mới đây từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

# Và trước diễn biến khối lượng trái phiếu DN tăng cả trăm nghìn tỷ từ đầu năm, Bộ Tài chính vừa tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư cần đánh giá được rủi ro trước khi quyết định đầu tư. 

# Theo bđs.com.vn, mức độ tìm kiếm căn hộ 2-4 tỷ đang chiếm đa số tại khu vực ền Nam (với 43%), cao hơn phân khúc nhà dưới 2 tỷ (27%). Thực tế, BĐS có giá dưới 2 tỷ đang trở nên khan hiếm

Còn Savills cho biết, trong bối cảnh căn hộ bình dân mất dần trên thị trường Hà Nội, giá chung cư cao cấp bị đẩy lên mức 60-100 triệu đồng/m2, nhiều người có trong tay 3 tỷ đồng vẫn khó có thể mua nổi 1 căn hộ 2 phòng ngủ. 

# Tính đến giữa tháng 11, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi với mức giảm khá thấp, từ 0,1-0,2% so với biểu lãi suất kỳ trước.

Thế nhưng trái ngược với lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, đặc biệt là lãi suất nợ cũ và lãi suất thả nổi. 

# Theo Bộ Tài chính, lần đầu tiên trong chục năm qua, thuế thu nhập cá nhân 9 tháng tăng trưởng âm so với cùng kỳ 2022 do kinh tế khó khăn, thu nhập người làm công ăn lương giảm.

Dự báo năm nay, nhiều doanh nghiệp giảm lương thưởng, thậm chí sàng lọc bớt nhân sự trước nguồn thu sản xuất, kinh doanh ảm đạm. Việc kinh doanh, buôn bán của nhiều tiểu thương cũng kém khả quan hơn. 

Trụ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ở Washington, DC, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)

# Báo cáo của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh New York vừa đưa ra cho thấy, lạm phát dịu xuống trong tháng 10 giữa bối cảnh dự báo giá xăng ngày càng tăng và triển vọng việc làm và tài chính cá nhân ổn định. 

# Đáng chú ý, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại quốc gia Nam Mỹ này trong giai đoạn từ tháng 1-10/2023 đã chạm mốc 120%. 

# Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết, nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 2,5 triệu thùng/ngày trong năm 2023, so với dự báo trước đó do OPEC đưa ra là 2,44 triệu thùng/ngày.

Cũng theo báo cáo của OPEC, nhu cầu dầu thô toàn cầu dự kiến sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày trong năm 2024, không thay đổi so với dự báo được đưa ra trong báo cáo tháng trước.