Đổ rác giữa rừng, chặn đường làm nơi tập kết: Chính quyền không thể nói xấu hổ là xong

Như báo chí đã phản ánh, đang có hàng trăm nghìn tấn rác thải sinh hoạt tập kết tại một số khu vực ở giữa rừng, trên đường giao thông- thậm chí những con đường mới tinh, đầu tư rất tốn kém, và các núi rác tập kết gần sông suối.

Điều đáng nói, các bãi rác khổng lồ này đều không có các biện pháp kỹ thuật về xử lý chất thải rắn gây mùi hôi thối, nước rỉ rác ngấm xuống các mạch nước ngầm. Vậy, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương ra sao?

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với TS. Hoàng Dương Tùng - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường, Bộ Tài Nguyên và môi trường xung quanh nội dung này.

PV: Thành phố Hòa Bình không chỉ là tập kết rác giữ rừng mà còn chặn tuyến đường để để rác. Điều này cho thấy trong công tác về quản lý và xử lý rác thải  có những bất cập như thế nào?

TS. Hoàng Dương Tùng: Biện pháp chặn một con đường mới xây để làm nơi tập kết rác mà người ta nói là tập kết trong thời gian ngắn thôi, tôi thấy không được quy định ở đâu cả. Luật pháp không cho phép làm như vậy. Vì làm như vậy gây việc gây ô nhiễm môi trường.

Không phải tập kết rác là ở đâu cũng được. Tập kết rác là phải có địa điểm, có quy hoạch phải, có các biện pháp xử lý và phải có sự đồng ý về mặt kỹ thuật, về mặt đảm bảo môi trường. Tôi nghĩ rằng đấy là một cái vi phạm pháp luật. Tôi nghĩ cần phải xử lý nghiêm nh

Thành phố cũng như là tỉnh Hòa Bình cũng không chú ý đến vấn đề này, không giải quyết ngay. Đến bây giờ trả lời một cách ráo hoảnh, là rất xấu hổ. Tôi nghĩ cái đấy nó không chỉ xấu hổ để mà lấy cái trách nhiệm.

Tại vì thứ nhất là vi phạm tất cả các quy định về quản lý rác thải, gây ô nhiễm nguồn nước rất  kinh khủng. Điều này chứng tỏ sự không quan tâm đặc biệt sự yếu kém trong quản lý chất thải rắn của thành phố Hòa Bình của cả tỉnh Hòa Bình .

Theo dư luận báo chí đã xin ý kiến của tỉnh Hòa Bình rất nhiều lần, một số giải pháp đã được sự đồng ý của tỉnh. Tôi nghĩ rằng cần nghiêm túc đánh giá lại công tác quản lý và trách nhiệm của các bên liên quan.

ảnh: VOV.vn

PV: Việc tập kết rác hiện nay của tỉnh Hòa Bình sẽ ảnh hưởng đến môi trường  như thế nào?

TS. Hoàng Dương Tùng: Thành phố Hòa Bình cho người ta chôn rác giữa rừng thế là bao nhiêu nước rỉ xuống nước ngầm, vào luôn cả sông La.

Biện pháp chặn một con đường mới xây để làm nơi tập kết rác sau rồi phủ lên, thế thì bao nhiêu là cái mùi hôi thối của rác, bao nhiêu là nước rỉ rác là nó sẽ ngấm vào trong các mạch nước ngầm, rồi cả các sông suối rồi cuối cùng là đi vào các dòng sông, sông Đà.

Đấy là nguồn nước cung cấp nước sạch cho bao nhiêu hộ nhân dân Hà Nội cũng như các tỉnh.

PV: Với tình hình hiện nay để khắc phục và hạn chế nhất những ảnh hưởng đến môi trường từ những khu vực mà chôn rác của Hòa Bình,  trong ngắn hạn cần phải có những biện pháp như thế nào?

TS. Hoàng Dương Tùng: Hòa Bình Lập tức là phải tiến hành ngay xử lý ngay, đầu tiên là phải xử lý ngay chỗ khu vực chôn rác ở đường, mang rác đến những nơi có bãi rác hợp vệ sinh. Khó qu,  thậm chí phải nhờ các tỉnh bên cạnh để thực hiện.

Thứ hai là phải có những biện pháp xử lý ngay bãi rác chôn ở rừng.

Thứ ba nữa là cũng phải nhanh chóng thực hiện các quy định của Luật bảo vệ môi trường phân loại rác sẽ giảm 30 %.

PV: Xin cảm ơn ông!