Đề xuất bị can, bị cáo nộp tối thiểu 30 triệu để tại ngoại

VOVGT - Có ý kiến ủng hộ đề xuất này, nhưng cũng có lo ngại việc cho phép đặt tiền để tại ngoại sẽ tiếp tay dung túng tội phạm và khả năng tội phạm sẽ gia tăng

Nghe nội dung chi tiết tại đây:  

 

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện KSND Tối cao và TAND Tối cao vừa hoàn thành dự thảo thông tư liên tịch quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để đảm bảo theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Theo đó, căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.

Khi đó, bị can, bị cáo phải cam đoan có mặt theo giấy triệu tập, không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Nếu thực hiện không đúng, họ sẽ bị tạm giam. Số tiền đã đặt sẽ bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.

Bị can, bị cáo có thể nộp 30 - 200 triệu để được tại ngoại. Ảnh nh họa

Trao đổi với chương trình về đề xuất này, LS-ThS Luật học Phạm Thành Tài – GĐ Cty Luật Phạm Danh – Đoàn LSHN cho biết, khi triển khai nội dung này sẽ hạn chế được tình trạng bức cung, nhục hình và sự quá tải các nhà tạm giam, tạm giữ cũng như bảo đảm được sức khoẻ, tính mạng cho bị can, bị cáo. Bởi lẽ, thực tế ghi nhận, đã có những trường hợp bị can, bị cáo tự tử hoặc suy sụp tinh thần, sức khoẻ nghiêm trọng khi bị tạm giam. LS Phạm Thành Tài phân tích:

 

Đây là quy định không mới từng có trong BLHS năm 2003 nhưng nó còn nhiều hạn chế, phát sinh nhiều tiêu cực. Dự thảo lần này đã tích cực, văn nh hơn, phú hợp với tiến trình cải cách tư pháp, tránh được tình trạng bức cung, nhục hình, oan sai, giảm áp lực cho trại giam, cũng đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho bị can.

Nhiều luật sư cho biết: việc dự thảo thông tư liên tịch cho phép dùng tiền để thay thế biện pháp ngăn chặn là chế định nhân văn, thể hiện chế định văn nh, tiến bộ trong công tác xây dựng pháp luật. Đây là xu hướng văn nh, dân chủ trong hoạt động tố tụng. Các quốc gia tiên tiến trên thế giới đã áp dụng từ rất lâu và nhận được sự đồng tình cao từ người dân. Đến thời điểm này, những nước này vẫn quản lý tốt và hiếm khi xảy ra tình trạng bị can, bị cáo bỏ trốn.

Ở nước ta, trong thông tư liên ngành số 17/2013 ngày 14/11/2013 có quy định về đặt tiền bảo đảm để thay đổi biện pháp tạm giam. Tuy nhiên thời gian vừa qua do chúng ta không có những hướng dẫn cụ thể nên hầu hết cơ quan điều tra không dám áp dụng. Có nơi nào áp dụng thì cũng tùy tiện, lúc đặt ít tiền, lúc đặt nhiều. Còn theo dự thảo này, thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì viện kiểm sát, tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt.

Ngoài ra, số tiền đặt căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân bị can, bị cáo và khả năng tài chính của họ, đặc biệt những người dưới 18 tuổi; hoặc có nhược điểm về tâm thần, thể chất. Với tội phạm ít nghiêm trọng, số tiền phải đặt là 30 triệu đồng; tội phạm nghiêm trọng là 100 triệu đồng; tội phạm rất nghiêm trọng mức đặt 200 triệu đồng. Nếu thực hiện không đúng, họ sẽ bị tạm giam trở lại và số tiền đã đặt sẽ bị tịch thu.

Bên cạnh đó, cũng có những quan điểm lo ngại cho rằng, việc cho phép đặt tiền để tại ngoại sẽ tiếp tay dung túng tội phạm và khả năng tội phạm sẽ gia tăng. Về vấn đề này LS Phạm Thành Tài phân tích như sau:

 

Nếu cho rằng việc này tiếp tay cho tội phạm và làm cho gia tăng tội phạm thì theo tôi thì không phải. Vấn đề này sẽ không đáng lo ngại nếu như các cơ quan pháp luật xem xét đánh giá các hành vi phạm tội, điều kiện nhân thân… sẽ tránh được việc phát sinh tội mới, bỏ trốn, xóa chứng cứ. Ngoài ra, để áp dụng được quy định này, cũng cần có những quy định rõ ràng về quản lý bị can khi tại ngoại cũng như yêu cầu trình diện nếu có yêu cầu của cơ quan sở tại.

Cũng ủng hộ việc đặt tiền bảo đảm để bị can, bị cáo được tại ngoại, tuy nhiên, ông Lê Hữu Anh – Khoa Nghiệp vụ cảnh sát điều tra (HV Cảnh sát nhân dân) đề xuất: trước khi áp dụng vào thực tế các cơ quan quản lý nhà nước cần có 1 quy định hướng dẫn cụ thể. Những tội danh nào, những hành vi như thế nào thì có quyền đặt tiền để được tại ngoại. Ngoài ra, chúng ta không nên áp dụng một mức giá chung đối với tất cả các đối tượng. Cần phải xem xét cụ thể các khu vực nào hay mức thu nhập ra sao để có những quy định phù hợp hơn. Ông Lê Hữu Anh nói:

 

Trong trường hợp này nếu những người được áp dụng biện pháp đặt tiền để tại ngoại mà gây khó khăn cho quá trình xét xử, điều tra hoặc có những dấu hiệu phạm tội mới thì theo tôi họ sẽ không được quyền áp dụng biện pháp này nữa mà phải chịu sự tạm giam. Với những quy định như vậy cũng đặt ra cho các cơ quan tố tụng phải đánh giá tình huống áp dụng xem đối tượng có tiếp tục phạm tội, bỏ trốn hay gây khó khăn hay không. Để khi áp dụng vừa đảm bảo quyền của những người bị khởi tố đồng thời ngăn chặn hành vi tiếp tục phạm tội.