Cống thoát nước mất an toàn: Trách nhiệm của ai?

VOVGT- Liệu sẽ còn bao nhiêu vụ việc thương tâm xảy ra và trách nhiệm của cơ quan chức năng ở đâu khi những miệng hố tử thần vẫn chực chờ nuối chửng người dân?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 


 

Hiện trường nơi bé trai 11 tuổi bị cuốn xuống cống mất tích. Ảnh: Khoa Nam

Tối 27/9, tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai lại có thêm một vụ việc đau lòng khi một bé trai 11 tuổi mất tích do lọt cống thoát nước trên đường đi học về. Trước đó ít ngày, một vụ việc tương tự cũng xảy ra tại thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước khi một nữ sinh lớp 11 bị cuốn xuống cống tử vong và chỉ được tìm thấy sau hơn một ngày.

Mùa mưa ở các tỉnh phía Nam vẫn chưa kết thúc. Liệu sẽ còn bao nhiêu vụ việc thương tâm như vậy xảy ra và trách nhiệm của cơ quan chức năng ở đâu khi những ệng hố tử thần vẫn chực chờ nuối chửng người đi đường mỗi khi mưa lớn.

Tại nơi cháu Nguyễn Tấn Trường (11 tuổi, học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Chu Văn An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) mất tích, sau khi nước rút, những ệng mương thoát nước không có nắp che mới lộ dần ra. Theo người dân, mương nước này mới được xây dựng cách đây khoảng 2 tháng nhưng nhiều đoạn không có nắp đậy. Kể cả khi không có nước, thì những ệng mương hở này vẫn là mối nguy hiểm với con người, kể cả người lớn chứ chưa nói trẻ em; còn khi mưa lớn nước ngập, ệng mương trở thành một cái bẫy vô hình, nước xoáy chảy xiết, hố ga lại rất sâu.

Anh Nguyễn Văn Em, một người tham gia tìm kiếm cháu bé nói: "Công ty làm cái mương này cho nó về cái hố ga đây. Cái mương này làm cách đây cũng không tới 2 tháng đâu. Cống hố ga đây mà đâu biết hố ga đâu, nó sâu lắm, cũng tới gần ngực mà nó xoáy dữ lắm, nên không ai dám xuống".

 

Dù sự việc đau lòng đã xảy ra từ tối 27/9, nhưng đến nay vẫn chưa có đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm về việc thi công mương thoát nước thiếu an toàn. Trong khi đó, Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện việc quản lý các công trình cầu đường phân ra nhiều cấp, nhiều ngành gồm: Sở Giao thông – Vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã. Riêng đoạn mương vừa xảy ra tai nạn nằm trong khu công nghiệp nên trách nhiệm thuộc về ban quản lý khu công nghiệp đó.

Ông Trần Dương Hùng, Trưởng phòng Quản lý giao thông, Sở Giao thông - Vận tải Đồng Nai nói: "Trách nhiệm cấp phép và kiểm tra giám sát công trình này thuộc Ban quản lý Khu công nghiệp. Đối với sự việc này, Sở Giao thông cũng đã trao đổi làm việc với địa phương để có ghi nhận thêm. Sở sẽ có phối hợp để cùng rà soát và sẽ có báo cáo lại".

 

Trở lại những vụ việc đau lòng đã xảy ra trước đây, đều liên quan đến sự tắc trách của những đơn vị có trách nhiệm. Tháng 9/2014, chỉ trong một ngày, 2 bé trai ở tỉnh Bình Dương tử vong do lọt cống thoát nước; đến tháng 10/2016 ghi nhận thêm 3 vụ lọt cống, 2 vụ tại Bình Dương làm 1 người chết, một người may mắn được cứu sống và 1 vụ trên đường Kinh Dương Vương, Tp. Hồ Chí Minh làm một người đàn ông thiệt mạng khi lao xuống hố ga không nắp đậy lúc đuổi theo xe buýt. Và mới đây nhất là một nữ sinh bị nước cuốn xuống hố ga gây tử vong.  

Có thể khẳng định, trách nhiệm của việc thiếu an toàn công trình cầu đường trước hết thuộc về chính đơn vị thi công và chủ đầu tư, nhưng cơ quan quản lý về mặt chuyên môn cũng không thể đứng ngoài cuộc. Hàng năm, báo cáo vẫn cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện đầy đủ, chặt chẽ, nhưng tại sao tai nạn vẫn xảy ra những tai nạn đau lòng. Câu hỏi: trách nhiệm để xảy ra những vụ việc ấy thuộc về ai vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng!.