Cơ hội và nan đề của tài xế công nghệ

Theo khảo sát, trên địa bàn TP.HCM có khoảng 200.000 người đang tham gia hoạt động lái xe công nghệ, trong số đó có khoảng 68% xem đây là nghề nghiệp kiếm sống chính. Dưới góc nhìn của các chuyên gia, thì lái xe công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Lái xe công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp song cũng tồn tại nhiều thách thức, nan đề cần giải quyết. Ảnh: Công an nhân dân

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên có cuộc trao đổi với Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đức Lộc - Viện trưởng viện nghiên cứu đời sống xã hội.

PV: Ông nhận định như thế nào về việc ngày càng có nhiều người tìm đến nghề lái xe công nghệ?

PGS. TS Nguyễn Đức Lộc: Nếu như trước đây việc tìm một công việc cần nhiều yếu tố như vốn liếng, học thức, mối quan hệ thì với loại hình này nó mở ra cơ hội, nó bình đẳng cho mọi người, ai cũng có thể kiếm được cơ hội việc làm.

Tuy nhiên cơ hội cũng gắn với trách nhiệm, từ đó đẩy trách nhiệm cá nhân hơi quá mức của người lao động bình thường. Do vậy đó chính là nan đề, vừa mang lại cơ hội vừa là thách thức với người lao động.

PV: Thời gian qua đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn giữa các lái xe công nghệ và các doanh nghiệp cung cấp nền tảng. Theo ông nguyên nhân do đâu?

PGS. TS Nguyễn Đức Lộc: Mặc dù bản chất người lao động tham gia như người lao động nhưng các doanh nghiệp lại diễn giải là đối tác nhưng lại sử dụng quyền như người sử dụng lao động chính vì vậy đã gây bức xúc.

Ngay chính khái niệm đối tác cũng không được đối xử một cách công bằng, vì vậy chúng ta cần có 1 hàng lang pháp lý rõ ràng.

PV: Có ý kiến cho rằng nên có bộ tiêu chí hoạt động cho các hãng xe, song các đơn vị này lại hoạt động trên nền tảng công nghệ, mà công nghệ là sáng tạo. Liệu có mâu thuẫn không thưa ông?

PGS. TS Nguyễn Đức Lộc: Tôi cho rằng không có gì mâu thuẫn. Bởi vì các doanh nghiệp lớn, uy tín trên thế giới đều có bộ tiêu chí trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trước mắt, chúng ta nên đề xuất xây dựng bộ tiêu chí sử dụng công cụ giống như các doanh nghiệp cho khách hàng đánh giá tài xế, bởi tại sao không để người thụ hưởng đánh giá doanh nghiệp xem trách nhiệm của họ tới đâu.

Ở đó cộng đồng xã hội giám sát, khách hàng giám sát, nếu anh không tuân thủ thì người ta có quyền chọn dịch vụ khác

PV: Xin cám ơn ông!

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: