Chuẩn bị khi đến lượt tiêm vaccine

Câu hỏi được nhiều người quan tâm lúc này là đi tiêm có đáng lo ngại? Và đi thì cần chuẩn bị gì để hạn chế rủi ro?

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Theo kế hoạch bao phủ vaccine phòng COVID-19, từ nay đến năm 2022, hầu hết người dân Việt Nam sẽ được tiếp cận vaccine. Câu hỏi được nhiều người quan tâm lúc này là đi tiêm vắc xin có đáng lo ngại? Và đi thì cần chuẩn bị gì để hạn chế rủi ro?

Ngoài việc vaccine COVID-19 cũng có tỉ lệ phản ứng nhẹ và phản ứng nặng như các loại vắc xin khác, thì câu trả lời cho việc tiêm vắc xin có đáng sợ lại phụ thuộc câu hỏi thứ hai: Chuẩn bị như thế nào?

Để giảm tỉ lệ phản ứng nặng sau tiêm, bạn phải trao đổi với nhân viên y tế về tiền sử bệnh tật, cơ địa dị ứng, đang sử dụng những loại thuốc nào. Đây là lúc cần trung thực nhất với sức khỏe bản thân. Vì nếu không, nhân viên y tế không thể biết, liệu bạn có đủ tiêu chuẩn tiêm chủng.

Sau tiêm, được phát một tờ hướng dẫn, bạn hãy lưu trữ kỹ, cẩn thận thì chụp, lưu trên thiết bị di động. Lúc cấp bách, nó sẽ là bí kíp cứu mạng!

Cần ghi nhớ: Bạn buộc phải ở lại 1 tiếng sau tiêm để nhân viên y tế giám sát các bất thường. Toàn bộ dấu hiệu nghiêm trọng như tê ệng, phát ban, nghẹn họng, tiêu chảy, quặn bụng, khó thở, choáng váng… sẽ xuất hiện trong vài giờ đầu hoặc trong ngày đầu tiên.

3 tuần sau tiêm bạn vẫn cần tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi làm việc để báo ngay đến số điện thoại bác sĩ được ghi trong tờ hướng dẫn trong trường hợp cần thiết.

Bạn không cần quá lo lắng nếu gặp phải các phản ứng thông thường như: Sốt nhẹ dưới 39 độ, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, bồn chồn, đau khớp, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm.

Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang “đấu tranh” để tạo ra ễn dịch phòng COVID-19. Mọi thứ sẽ ổn định trở lại sau 1-2 ngày.

Dĩ nhiên, sẽ có những người không xuất hiện triệu chứng nào, và sẽ có người gặp phản ứng nặng. Cần lưu ý, tỉ lệ phản ứng nặng với vaccine COVID-19 tại Việt Nam vẫn trong giới hạn an toàn. Đây cũng là tỉ lệ mà đa số người dân vẫn chấp nhận trong những lần đưa con em đi tiêm vắc xin phòng các bệnh phổ biến như: viêm gan B, viêm màng não, uốn ván, sởi-rubella.

Khi có kiến thức và chuẩn bị chu đáo, bạn sẽ tự tin hơn về việc tiêm vaccine.