Cho phép cá nhân nhận thế chấp tài sản: Liệu có giúp người dân tránh bị lừa đảo?

Nghị định 21 (có hiệu lực từ 15/5/2021), cho phép các cá nhân, tổ chức đứng ra nhận thế chấp số đỏ, sổ hồng; thay vì trước đây chỉ có ngân hàng mới được phép thực hiện.

Ý nghĩa của Nghị định này là gì, PV Kênh VOV Giao thông đã có cuộc đối thoại với luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật Chính pháp.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 


PV: Ông cho biết nhận định của mình về sự ra đời và ý nghĩa của Nghị định 21/2021 về cho phép cá nhân, tổ chức nhận thế chấp sổ đỏ, sổ hồng?

Luật sư Đặng Văn Cường: Theo nhận định của tôi thì Nghị định 21/2021 của CP ra đời là rất hợp lý.

Bởi lẽ về việc thế chấp tài sản thì trước đây theo Bộ luật dân sự và Luật đất đai cũng cho phép cá nhân, tổ chức nhận thế chấp tài sản đất đai.

Tuy nhiên do chưa có quy định chi tiết, chưa có thủ tục nên việc thế chấp của cá nhân với cá nhân là không thực hiện được, nên chỉ có tổ chức tín dụng mới làm được. Nó sẽ mở ra quyền cho chủ thể, cả người thế chấp và nhận thế chấp.

PV: Liệu Nghị định này có giúp quá trình thế chấp tài sản nh bạch hơn, giúp người dân tránh bị lừa đảo không, thưa luật sư?

Luật sư Đặng Văn Cường: Trước đây rất nhiều cá nhân, tổ chức nhận thế chấp bằng cách yêu cầu người vay phải sang tên tài sản cho họ, với cái giá chính bằng khoản tiền vay. Và sau khi bên thế chấp không trả được nợ thì bên nhận thế chấp không trả lại, với lý do đã sang tên tài sản. Việc kiện cáo rất phức tạp.

Cho nên khi có quy định cụ thể của Nghị định 21 này mà các bên thực hiện đúng theo quy định thì sẽ đảm bảo quyền lợi 2 bên. Khi bên đi vay không trả được nợ thì bên cho vay có thể căn cứ vào hợp đồng thế chấp để xử lý tài sản thế chấp, chứ không thể chiếm dụng toàn bộ tài sản thế chấp.

PV: Xin cảm ơn Luật sư!

--

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: