Chợ dã chiến, mô hình cần nhân rộng

Trong bối cảnh hầu hết các chợ truyền thống tại TP.HCM phải đóng cửa, mua hàng tại siêu thị còn gặp nhiều khó khăn; việc thành lập các chợ dã chiến đang giúp người dân an tâm phòng chống dịch.

Chợ dã chiến bình ổn giá tại phường Tân Hưng Thuận, Quận 12, được bố trí tại khu vực rộng rãi, thông thoáng, có chỗ đậu xe, phân luồng, kẻ vạch để người dân không phải chen lấn

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Thành lập được hơn 2 tuần nay, chợ dã chiến bình ổn giá tại phường Tân Hưng Thuận, Quận 12 (TP.HCM) được bố trí tại khu vực rộng rãi, thông thoáng, có chỗ đậu xe, phân luồng, kẻ vạch để người dân không phải chen lấn.

Người đến mua đều xếp hàng trật tự, giãn cách, thực hiện đầy đủ 5K và khai báo y tế.

Người đến mua đều xếp hàng trật tự, giãn cách, thực hiện đầy đủ 5K và khai báo y tế

Đặc biệt, tại các quầy hàng, tiểu thương phân sẵn thực phẩm thịt, cá, rau, củ quả theo ký, vào từng bịch để người mua không phải đứng lâu chọn lựa.

Chị Hương, một người dân địa phương chia sẻ. “Khu vực này nó rộng rãi nhất, xếp hàng khoảng cách xa như vậy thì ̀nh cũng yên tâm hơn, không có đông người như siêu thị”.

Các quầy hàng, tiểu thương phân sẵn thực phẩm thịt, cá, rau, củ quả theo ký, vào từng bịch để người mua không phải đứng lâu chọn lựa

Theo ông Nguyễn Ngọc Ẩn, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Hưng Thuận, để tránh người dân tụ tập, Phường tổ chức bán phân chia phục vụ theo ngày cho từng khu phố; bố trí lực lượng để sắp xếp chỗ đậu xe, điều tiết bà con giãn cách, các quầy hàng đều lắp tấm chắn giọt bắn…

“Chúng tôi đã trao đổi với các tiểu thương là hàng không có lựa và bán lẻ. Mà chúng ta phải bán nửa ký, 1 ký để tránh tập trung đông người. Người dân tới mua sẽ có 2 phút để mua, chúng ta không còn đứng và mua lẻ nữa, tránh cái sự lây nhiễm chéo”, ông Ân cho biết.

Người dân mỗi ấp được xã phát phiếu đi chợ và tuân thủ quy định phòng dịch khi vào chợ.

Tại huyện Củ Chi, nơi có ít có siêu thị, cửa hàng tiện lợi, việc mua lương thực và nhu yếu phẩm gặp khó khăn. UNBD huyện đã thành lập chợ dã chiến tại các xã như Phước Vĩnh An, xã Hoà Phú, xã Nhuận Đức, xã Tân An Hội…. phục vụ hàng ngàn hộ dân trên địa bàn.

Họp từ 6 giờ sáng, mỗi chợ có trung bình 11 sạp hàng được bố trí cách nhau 5 mét, với đầy đủ thịt, cá, rau củ quả. Tiểu thương được ễn phí toàn bộ chi phí thuê sạp, được xét nghiệm COVID-19.

 Mỗi lần chỉ có 7 người được vào, trong tối đa 15 phút

Người dân mỗi ấp được xã phát phiếu đi chợ và tuân thủ quy định phòng dịch khi vào chợ. Mỗi lần chỉ có 7 người được vào, trong tối đa 15 phút.

Dù phải xếp hàng chờ đến lượt, nhưng bà con vẫn rất ủng hộ: 

"Giá cả ở đây rất tốt, thịt heo bán rất rẻ, rau củ thì nhiều. Cách tổ chức tốt, tuy đông nhưng giải quyết rất là nhanh. Mọi người đến chờ 10, 15 phút là có hàng mang về rồi. Người đến trước đến sau gì thì đều có nhân viên điều phối để xếp hàng, như vậy rất là tốt".

"Những gian hàng này nên mở rộng cho tất cả địa phương, rất thiết thực".

Nhiều người dân mong muốn mô hình chợ dã chiến sẽ được nhân rộng tại nhiều quận, huyện

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM  cho biết, với điều kiện thực tế hiện nay, khi các chợ truyền thống chưa thể mở cửa trở lại thì Sở công thương cũng như Ủy ban Nhân dân thành phố hoàn toàn ủng hộ việc thành lập các chợ dã chiến, nhưng cần hết sức tuân thủ chặt chẽ công tác phòng chống dịch.

“Các địa phương là tính toán trong trường hợp các chợ truyền thống chưa thể tổ chức bán được, thì nên tìm kiếm các khu vực đất trống, rộng rãi để thiết kế và bố trí các điểm bán thực phẩm thiết yếu. Trên tinh thần là kẻ ô, có giãn cách, rồi có phân lối đi”.

Nhiều người dân cũng mong muốn, mô hình chợ dã chiến sẽ được nhân rộng tại nhiều quận huyện và TP. Thủ Đức, để việc cung cấp lương thực thực phẩm được dồi dào hơn, để bà con an tâm phòng chống dịch bệnh.

---

Nghe thêm Nhật ký Đô thị trên Apple Podcast: