Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tăng cao trong mùa khô

Nhiều địa phương phía Nam đang vào cao điểm nắng nóng, chỉ cần một hành vi bất cẩn cũng có thể biến thành "mồi cho bà hỏa". Đặc biệt trên địa bàn TP.HCM vẫn còn nhiều khu vực dân cư xập xệ, có nguy cơ cao cháy nổ, nhà cửa xây dựng, cải tạo thường bỏ qua n

Đáng nói, thời điểm này cho đến hết tháng 4 là giai đoạn đỉnh điểm mùa khô, nên tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ là rất cao. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
TP.HCM: Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ mùa khô, nóng (Ảnh: PLO)

Dù đã hơn 10 ngày trôi qua, nhưng nhiều người dân sống gần chân cầu Mỹ Thủy (đường Nguyễn Thị Định, phường Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP.HCM) vẫn chưa hết ám ảnh về vụ cháy kinh hoàng vào rạng sáng ngày 30/3, khiến 6 người trong 1 gia đình tử vong. Ngọn lửa bốc lên nhanh ngay trước cửa ra vào của ngôi nhà khiến người dân không thể nào tiếp cận chữa cháy được, đành bất lực đứng nhìn, mặc dù biết có người bị mắc kẹt bên trong.

Rạng sáng ngày 25/3, một vụ hỏa hoạn khác cũng đã xảy ra tại ngôi nhà cấp 4 ở hẻm 697 đường Phạm Thế Hiển (phường 4, quận 8), cướp đi sinh mạng của 3 người trong 1 gia đình trẻ. Là người trực tiếp tham gia chữa cháy, ông Ngô Văn Bình (56 tuổi) vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể lại vụ việc.

Thạc sỹ Lê Thị Xuân Lan (chuyên gia dự báo thời tiết) cho biết, TP.HCM và các tỉnh phía Nam đang trong giai đoạn đỉnh điểm của mùa khô, làm cho cường độ bức xạ và bốc hơi tăng mạnh, cộng với độ ẩm thấp. Trong thời gian tới, thời tiết lại có dông sét, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.

“Miền Nam nói chung, TP.HCM nói riêng đang trong giai đoạn đỉnh điểm của mùa khô. Cường độ bức xạ tăng mạnh, cho nên bốc hơi tăng mạnh, độ ẩm thì thấp. Ch ính vì vậy mà điều kiện cháy nổ rất dễ, nhất là trong giai đoạn này. Sắp tới đây lại thêm nguyên nhân sét đánh có thể gây ra cháy nổ, ngoài nguyên nhân của con người”, Thạc sỹ Lê Thị Xuân Lan nói.

Theo Phòng Cảnh sát PCCC - Cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an TP.HCM, thời tiết oi bức, nắng nóng nên nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt với các thiết bị làm mát công suất lớn, tiêu thụ điện cao như máy điều hòa, quạt điều hòa, máy lạnh… tăng đột biến.

Nhiều hộ gia đình trang bị thêm các thiết bị làm mát mà quên tính toán tới sự an toàn của lưới điện, dễ dẫn đến hiện tượng quá tải chập mạch làm tăng nguy cơ xảy ra các vụ cháy nổ. 

Trong khi đó, hệ thống đường dây tải điện tại nhiều khu vực, nhất là khu vực đông dân cư, các chung cư lâu đời, khu tập thể cũ, chợ… khá chồng chéo, xuống cấp. Đặc biệt là ý thức PCCC nói chung và ý thức đảm bảo an toàn PCCC trong sử dụng điện nói riêng của đa số người dân vẫn còn hạn chế. 

Đại tá Huỳnh Quang Tâm, trưởng Phòng PC07 cho rằng, đặc điểm chung các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng về người thường xảy ra đêm khuya hoặc rạng sáng, khi người dân đang say giấc nên phát hiện chậm dẫn đến ngọn lửa lan nhanh, tỏa ra lượng khí độc dẫn đến bị ngạt.

“Cháy vào thời điểm đó thì con người không kiểm soát được và phát hiện chậm, dẫn đến cháy nhanh và tỏa ra 1 lượng khói khí độc làm cho không phát hiện kịp thời và bị ngạt", Đại tá Huỳnh Quang Tâm cho biết.

Đại tá Tâm cũng khuyến cáo, người dân trước khi đi ngủ, cần kiểm tra kỹ nguồn lửa, nhiệt như: nhang đèn, hệ thống điện, khu vực bếp, xe máy... Không để xe máy, ô tô trong nhà gần lối ra vào hoặc chắn hết lối đi, khi xảy ra cháy sẽ không có lối thoát hiểm. Ngoài ra, khuyến khích mỗi hộ gia đình trang bị một bình chữa cháy và các dụng cụ phá dỡ khi xảy ra cháy.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: