Cần minh bạch trong công tác từ thiện

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin về việc thiếu minh bạch trong giải ngân tiền từ thiện của nhiều cá nhân, đặc biệt các nghệ sĩ. Thậm chí, dư luận còn đặt băn khoăn về tính minh bạch khi giải ngân số tiền kêu gọi từ thiện hàng

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 
Hoạt động từ thiện nếu không được quản lý nh bạch rất dễ phản tác dụng - Ảnh: Shutterstock

Theo ông Vũ Trọng Kim, Uỷ viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, việc chiếm đoạt hay trục lợi tiền từ thiện có thể coi là một loại hình tội phạm:

'Tội phạm trên hoạt động từ thiện xã hội cần phải nhìn nhận thực tế hơn. Từ thiện xã hội vừa rồi xã hội lên án rất mạnh mẽ, đã thấy dấu hiệu và có cơ sở để có thể kết luận được. Bây giờ 47 tỷ chạy từ tài khoản này sang tài khoản khác không chứng nh, lý giải; bảo là đưa cho dân, đưa ngày nào, đưa tháng nào? Cho nên tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực từ thiện này chưa đề cập. Điều này có lâu rồi nhưng giờ đang tích tụ và lớn thêm'.

Cũng liên quan đến dư luận về tính nh bạch trong từ thiện, bên lề cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 06/9 vừa qua, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an đã nhấn mạnh việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các quỹ từ thiện đã được pháp luật quy định cụ thể tại Nghị định 64/2008 của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Nếu có dấu hiệu chiếm đoạt, cơ quan chức năng sẽ xem xét, xử lý với tội danh là "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hoặc "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản":

'Trong bối cảnh hiện nay, dư luận quan tâm chú ý đến việc nh bạch từ thiện, nếu ai có chứng cứ, tài liệu gửi cho cơ quan điều tra tại địa phương hoặc các cục nghiệp vụ của Bộ Công an thì các cơ quan sẽ vào cuộc, đảm bảo đúng quy định. Bộ công an vẫn sẽ chủ động nắm thông tin, để đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Nếu việc đó có dấu hiệu gây bất ổn xã hội, cơ quan công an sẽ điều tra, làm rõ'.

Hiện Bộ Tài chính đang hoàn thiện hồ sơ xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP để trình Chính phủ ban hành theo hướng bổ sung đối tượng áp dụng là các tổ chức có tư cách pháp nhân (doanh nghiệp, hợp tác xã, hội,...) tham gia vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện; nhằm tạo hành lanh pháp lý chặt chẽ hơn trong hoạt động này.

Cướp giật gia tăng với phương thực tinh vi, manh động

Thời gian gần đây, lợi dụng tình hình dịch bệnh và giãn cách xã hội, các đối tượng tội phạm liên quan đến trật tự xã hội như: cướp, cướp giật gia tăng hoạt động vi phạm pháp luật với phương thức tinh vi và manh động.

Để chủ động phòng ngừa và ngăn chặn loại tội phạm này, công an Hà Nội đã rà soát các đối tượng có tiền án, tiền sự, có khả năng, biểu hiện nghi vấn để áp dụng các biện pháp quản lý, không để tội phạm lợi dụng dịch bệnh hoạt động.

Thượng tá Đặng Việt Quảng, Phó Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo:

“Chúng tôi có kế hoạch cụ thể, giao cho công an các đơn vị địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát trấn áp các đối tượng phạm tội. Đồng thời có các kế hoạch riêng với từng địa bàn để cảnh báo đến các đơn vị ngân hàng, các quỹ tín dụng, các hiệu vàng bạc và những nơi có các giao dịch về tiền bạc phải đề cao cảnh giác, phải có các biện pháp phòng ngừa không để các đối tượng lợi dụng thời điểm này để phạm tội.”

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch hiệu quả và tránh trở thành nạn nhân của những vụ việc cướp giật tài sản, người dân cần thực hiện nghiệm việc không ra đường khi không thật sự cần thiết, nhất là vào ban đêm./.