Cần gần 22.000 tỷ đầu tư xây dựng cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, để tổ chức thẩm định, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.

Ảnh nh họa

Theo báo cáo của Bộ GTVT, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 117,5km; trong đó, dự án có điểm đầu tại nút giao Quốc lộ 26B và Quốc lộ 1, khu vực cảng Nam Vân Phong, Tx. Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa có chiều dài gần 32,7km; và điểm cuối tại Km 12+450 đường Hồ Chí Minh tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột, thuộc địa phận xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk có chiều dài khoảng hơn 84km.

Tuyến đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột có quy mô 4 làn xe, với tổng mức đầu tư khoảng 21.935 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị ước tính khoảng 15.600 tỷ đồng.

Đáng nói, Bộ GTVT còn kiến nghị sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư, hoàn thành dự án vào năm 2026. Trong đó, nhu cầu sử dụng vốn trong giai đoạn 2021 – 2025 ước tính hơn 16.100 tỷ đồng (gồm cả tiền từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế), chuyến tiếp thực hiện trong giai đoạn 2026 – 2030 khoảng hơn 5.800 tỷ đồng.

Theo dự kiến của Bộ GTVT, dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột được chia thành 3 dự án thành phố, trong đó:

Dự án thành phần 1 (Km 0+000 – Km 32+000) có chiều dài khoảng 32km cơ bản trên địa phận tỉnh Khánh Hòa, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.632 tỷ đồng, do UBND tỉnh làm chủ đầu tư.

Dự án thành phần 2 (Km 32+000 – Km 69+500) có chiều dài khoảng 37,5km trên địa bàn 2 tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.485 tỷ đồng, do UBND tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư.

Dự án thành phần 3 (Km 69+500 – Km 117+866) có chiều dài khoảng 48,5km trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.485 tỷ đồng, do UBND tỉnh làm chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, ngoài vốn đầu tư công trung hạn, Bộ GTVT dự kiến được Quốc hội, Chính phủ tiếp tục bàn thêm 87.000 tỷ đồng từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với yêu cầu giải ngân trong 2 năm: 2022 và 2023.

Để giải ngân được số vốn trên, Bộ GTVT rất cần sự chia sẻ, tham gia hỗ trợ của các địa phương có dự án đi qua. Nên việc nghiên cứu và phân chia các dự án thành phần phù hợp để xem xét sẽ phân cấp cho UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quan thực hiện 1 đoạn tuyến cao tốc có quy mô phù hợp và không có các công trình kỹ thuật phức tạp là điều cần thiết.

Theo kế hoạch, Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án này trong kỳ họp tháng 5 tới đây.

Sau khi được đầu tư, dự án sẽ giúp kết nối Tây Nguyên với ền Trung và các cảng biển nước sau. Đặc biệt, dự án còn đáp ứng nhu cầu vận tải, nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn thời gian, chi phí vận tải và đảm bảo an toàn giao thông; tạo động lực liên kết, lan tỏa thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk nói riêng và vùng Tây Nguyên với Nam Trung Bộ nói chung.