Bộ Công thương đề xuất bỏ cách tính điện 1 giá

Sau khi đề xuất 2 phương án tính giá điện phục vụ cho mục đích sinh hoạt, mới đây, Bộ Công thương đã đề xuất bỏ cách tính “điện 1 giá” vì mức giá bình quân quá cao, không thực hiện được mục tiêu tiết kiệm điện. Đồng thời, tiếp tục xin ý kiến về phương án

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Tiền điện tăng cao khiến nhiều người dân lo lắng. Ảnh nh họa: EVN

Vào những tháng cao điểm nắng nóng vừa qua, câu chuyện về tiền điện đã trở thành một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm và lo lắng. Nhất là khi hoá đơn điện sinh hoạt của nhiều hộ gia đình tăng vọt.

Chị Nguyễn Thanh Loan (trú tại Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội) tâm sự, trong những tháng hè, tiền điện nhà chị tăng lên trông thấy, gấp 1,5- 2 lần: “Chị muốn là tính rõ ràng ra cho người dân, bây giờ cứ nhắn tin bảo bao nhiêu tiền là đóng thì mọi người cũng không thể biết được mình dùng bao nhiêu, tính giá như thế nào. Cũng mong muốn là có thể giảm tiền điện cho người dân và phải rõ ràng, nh bạch. Vừa rồi có thông tin trên báo đài là tiền điện toàn bị tính tăng lên, không thể ngờ được, đâm ra là cũng lo”

Còn với cô Đặng Thị Tình (trú tại Đông Anh, Hà Nội) mong muốn sẽ có biểu giá điện hợp lý cho người dân trong dịp COVID-19, nhất là đối với sinh viên, những người thuê trọ còn gặp khó khăn: “Bây giờ nhà nước tính giá như nào thì dân chịu như thế, còn phải có định giá như nào, bới đi thuê nhà thì chủ nhà không bao giờ tính giá như thế mà người ta sẽ tính cao lên. Nên nhà nước phải tính cho những người thuê nhà một giá nào đấy”.

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, hiện nay trên thế giới, các nước thường sử dụng phương án giá điện giá bán lẻ điện theo bậc thang lũy tiến. Đây là phương pháp đảm bảo được an sinh xã hội, khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm điện.

"Nếu mà càng nhiều bậc thì sự phân hóa càng chính xác có thể. Vì vậy, theo quan điểm tôi không nên rút xuống 5 bậc mà vẫn để 6 bậc. Vấn đề là biểu giá đó có hợp lý hay không, đảm bảo hài hòa giữa doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng”, PGS.TS Ngô Trí Long chi biết.

Đồng tình quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, phương án điện 1 giá không phù hợp bởi nó không khuyến khích người dân tiết kiệm điện. Tuy vậy, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đánh giá kỹ xem nên áp dụng biểu giá điện như thế nào cho hợp lý, mang tính khả thi và hài hoà giữa các đối tượng sử dụng điện khác nhau.

“Tôi cho rằng, để thị trường điện phát triển nhanh hơn, mạnh hơn thì dứt khoát nó phải mang tính cạnh tranh. Khâu nh bạch, công khai phải tiếp tục được gia cố, tăng cường. Ví dụ đối với thị trường bán lẻ điện, chúng ta có thể cho phép nhiều người, nhiều doanh nghiệp bán lẻ cùng tham gia. Như vậy, người dân có thể lựa chọn một trong những nhà cung ứng điện. Các nước hiện nay cũng đang đi theo hướng này. Đồng thời cũng phải lưu ý thực hiện tốt chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng. Trong đó, cần chú trọng hơn về khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo”, TS. Cấn Văn Lực nói.

Được biết, thời gian tới, trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, đơn vị cũng như số lượng khách hàng lựa chọn các phương án sửa đổi, góp ý trực tuyến và ý kiến đăng tải trên phương tiện thông tin báo chí, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu tiếp thu, đánh giá ảnh hưởng, xem xét đầy đủ toàn diện các tác động để bổ sung, hoàn thiện dự thảo gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 21/8 tại đây: