Biến tướng dịch vụ 'đòi nợ thuê'

VOVGT - Những năm gần đây, dịch vụ “đòi nợ thuê” phát triển rất mạnh với nhiều biến tướng khó lường.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Lợi nhuận khủng từ việc đứng ra thu hồi các khoản nợ đã khiến nhiều đối tượng, băng nhóm bất chấp pháp luật để đạt mục đích. Bên cạnh việc núp bóng công ty, dịch vụ “đòi nợ thuê” còn công khai lập những fanpage, sử dụng trang mạng xã hội nhằm thu hút khách hàng. Rõ ràng nhu cầu lấy lại tài sản của mình là chính đáng nhưng mỗi người cần cân nhắc kỹ càng trước khi nhờ đến “dịch vụ đen” để tránh hậu quả đáng tiếc.

Những năm gần đây, dịch vụ “đòi nợ thuê” phát triển rất mạnh với nhiều biến tướng khó lường.

Theo chuyên gia kinh tế - TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng: Thời gian gần đây dịch vụ đòi nợ thuê phát triển mạnh một phần do khủng hoảng kinh tế và vỡ bong bóng bất động sản, nên DN và cá nhân vay nợ mất khả năng trả nợ tăng cao. Trong khi đó, việc đòi nợ không dễ qua con đường công khai, khi thủ tục hành chính nhờ can thiệp của các cơ quan nhà nước, thanh lý tài sản thế chấp quá phức tạp, chưa kể các chi phí không chính thức. Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia kinh tế - tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết:

 

Việc đòi nợ thuê thường được giao cho các phần tử có tính chất phạm pháp, xã hội đen đến để gây sức ép, khủng bố đến người bị đòi nợ. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, trong nhiều trường hợp còn có dấu hiệu của tội phạm hình sự. Cho nên cần theo đúng trình tự pháp luật về đòi nợ, xử lý nợ. Trên thế giới cũng có xuất hiện việc đòi nợ thuê, nhưng không có nước nào chấp nhận hình thức theo kiểu phạm pháp, khủng bố.

Mới đây, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến về Nghị định bãi bỏ Nghị định 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Một số quy định tại Nghị định 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ như vốn tối thiếu của DN đòi nợ thuê là 2 tỷ đồng hay các quy định về chứng chỉ, năng lực của quản lý và lao động làm dịch vụ này có thể được bãi bỏ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu nới lỏng các điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê thì hoạt động này sẽ ngày càng phức tạp. Khi rào cản để thành lập DN quá thấp, bất cứ ai, bất cứ người nào cũng có thể thành lập DN đòi nợ thì dịch vụ vốn nhạy cảm này sẽ không tránh khỏi sự bát nháo.

Thay vì nới lỏng, các điều kiện thành lập DN đòi nợ thuê cần được siết chặt. Vốn tối thiểu để thành lập DN thay vì 2 tỷ đồng có thể tăng lên cao hơn. Nếu DN không đủ tài sản mà đi đòi nợ những tài sản có giá trị lớn thì nguy cơ rủi ro lại càng lớn. Bên cạnh đó, việc yêu cầu các tiêu chuẩn, tiêu chí của người quản lý và lao động đòi nợ thuê cũng cần được rà soát và xem xét, để tránh tình trạng đòi nợ kiểu giang hồ và giữ gìn uy tín cho hoạt động này. Sau khi thành lập DN đòi nợ thuê, công tác giám sát của cơ quan quản lý cần phải chặt chẽ hơn nữa để chấn chỉnh tình trạng méo mó, phức tạp, gây nhiều hệ lụy xấu của dịch vụ đòi nợ thuê.

Bên cạnh đó, để đi đòi nợ mà không để vướng vòng lao lý, Luật sư Giang Hồng Thanh- Trưởng văn phòng Luật sư Giang Thanh cho hay, nếu đúng pháp luật, quy trình đòi nợ phải như sau: Chủ nợ khởi kiện con nợ, sau khi có phán quyết của tòa án thì con nợ phải trả nợ cho chủ nợ. Trong trường hợp con nợ không tự nguyện thi hành bản án, chủ nợ đề nghị cơ quan thi hành án cưỡng chế thu hồi tài sản từ con nợ để trả cho chủ nợ. Bên cạnh đó, còn có biện pháp khác là chủ nợ khi thấy con nợ ở đâu thì trình báo cơ quan chức năng, ví dụ như công an phường sở tại, công an quận…, hoặc thậm chí tố cáo hành vi chây ỳ, trốn tránh việc trả nợ của con nợ… Nếu như vậy, chủ nợ sẽ không vướng phải vòng lao lý và phạm tội Cướp tài sản.

Trước tình hình đó, LS Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật BASICO cho biết:

 

Các quy định cần phải sửa như chi phí đòi nợ bất cập lại chưa được nghiên cứu sửa đổi. Hiện tại, các công ty áp dụng lên tới 40 - 50% tổng khoản nợ đòi. Nếu cứ để các công ty tùy tiện áp dụng thì rõ ràng với lợi nhuận cao họ sẽ đánh đổi bằng mọi cách để đòi được. Như dùng sức ép, khủng bố tinh thần con nợ.

LS Giang Hồng Thanh cho biết thêm, mặc dù quy trình đúng là như vậy, nhưng cần phải thấy rằng cơ chế giải quyết việc đòi nợ của cơ quan tố tụng hiện nay cũng là một tro ng những nguyên nhân khiến chủ nợ muốn tự mình giải quyết cho nhanh mà không nhờ cậy đến pháp luật. Việc theo đuổi vấn đề khởi kiện đòi nợ thường kéo dài, thậm chí nhiều năm trời.

Chủ nợ phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Rồi đến khi có bản án về việc con nợ phải trả tiền cho chủ nợ nhưng con nợ không tự nguyện trả, chủ nợ lại phải đề nghị cơ quan thi hành án dân sự vào cuộc, mất thêm khá nhiều thời gian công sức nữa. Tôi cho rằng nếu cơ quan pháp luật tạo điều kiện để chủ nợ nhanh chóng đòi lại được nợ, thì chắc chắn những vụ án kiểu như trên sẽ giảm đi rất nhiều.

Kinh doanh đòi nợ theo kiểu xã hội đen thường đạt được mục đích nhanh hơn, lấy được nhiều tiền về hơn. Nhưng đổi lại chủ nợ mất tiền nhiều hơn cho bên đi đòi. Thậm chí, có cả sự tham gia đòi nợ của các đối tượng “xã hội đen”, gây hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, theo các chuyên gia, chúng ta cần phát triển một thị trường mua bán nợ phát triển. Khi đó, các khoản nợ khó đòi, chủ nợ có thể bán lại cho các đơn vị khác. Dù mua bán lại các khoản nợ, dịch vụ đòi nợ thuê sẽ vẫn còn, nhưng nó nằm trong các đơn vị mua bán nợ, việc quản lý sẽ nh bạch hơn, hạn chế đòi nợ kiểu “xã hội đen”.