Bệnh tay chân miệng vào mùa: Cần lưu ý gì?

Những ngày qua, tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng cao, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trong đó, có không ít trường hợp nhập viện trong tình trạng bệnh nặng, phải thở máy và lọc máu.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Số ca mắc bệnh tay chân ệng tăng cao, đặc biệt là trẻ nhỏ (Ảnh nh họa)

Vậy làm thế nào để phát hiện và phòng tránh căn bệnh tay chân ệng, PV VOVGT đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nhi Nguyễn Trọng An.

PV: Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho biết về con đường lây nhiễm cũng như biểu hiện của bệnh tay chân ệng ở trẻ nhỏ?

Bác sĩ Nguyễn Trọng An: Bệnh tay chân ệng là căn bệnh nguy hiểm, lây nhiễm do các loại virus, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi và nguy cơ cao ở trẻ dưới 3 tuổi. Càng ít tuổi thì biến chứng càng nặng.

Bệnh chủ yếu lây qua đường ệng, qua ăn uống, ngậm các loại đồ chơi, nước. Hoặc tiếp xúc với người bệnh, lây nhiễm giống như các bệnh thông thường khác là qua mũi, ệng, nước bọt.

Trẻ có dấu hiệu mắc tay chân ệng thì thường sốt. Thứ 2 là tổn thương ở da và đó là điểm đặc trưng nhất. Da có rát đỏ, có mụn nước. Đặc biệt vị trí trong họng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cũng có trường hợp ở đầu gối, ở mông. Trẻ đau ệng nên thường khóc, bỏ ăn, không nuốt được nên lúc nào cũng nước bọt đầy ệng và chảy nước dãi.

Bệnh có một dấu hiệu nặng mà các ông bố, bà mẹ cần nhớ, đó là quấy khóc dai dẳng, kể cả ban đêm, sốt lúc nào cũng trên 38,5 độ và uống thuốc hạ sốt thì không hạ. Bởi vì loại virus này gây tình trạng nhiễm độc thần kinh nên trẻ thường giật mình, quáy khóc và sốt.

PV: Bác sĩ có tư vấn gì với các bậc phụ huynh để phòng ngừa bệnh tay chân ệng cho trẻ em?

Bác sĩ Nguyễn Trọng An: Trước hết là trẻ cần được rửa tay chân sạch sẽ trước khi ăn, uống. Người lớn cần tránh câu chuyện đi làm về là ôm con, bế con khi chưa vệ sinh tay chân sạch sẽ, thậm chí là xúc ệng. Nếu mang trẻ đến chỗ đông người chơi thì phải cẩn thận với những trường hợp hắt hơi, xổ mũi.

Thầy cô giáo, các bậc cha mẹ dạy các cháu không lau chung khăn, tã lót vì có thể lây theo vết bỏng nước. Hiện nay thì chưa có vắc xin nên phòng bệnh là chính. Thứ hai là cách điều trị, phát hiện kịp thời.

Quan trọng nhất là hạ sốt, giảm đau, tránh nhiễm trùng. Các thuốc men điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

PV: Xin cảm ơn bác sĩ.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: