Bạch hầu: Khàn tiếng và nuốt đau thì phải cẩn thận

Trước tình hình dịch bệnh bạch hầu đang bùng phát ở các tỉnh Tây Nguyên khiến 3 người tử vong, nhiều người dân ở TP.HCM đã bắt đầu cảm thấy lo lắng về nguy cơ nhiễm bệnh...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Đối thoại với PV VOV Giao thông về vấn đề này, bác sỹ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) chia sẻ.

PV: Triệu chứng nào của bệnh bạch hầu mà người dân phải hết sức lưu ý?

Bác sỹ Trương Hữu Khanh: Thứ nhất là biểu hiện của bạch hầu rất khó nhận biết được. Ví dụ, nó không biểu hiện rõ sốt cao, do vậy người ta hay bỏ sót. Thứ hai là nó chỉ đau họng thoáng qua, sổ mũi, ho, khan tiếng.

Nếu khàn tiếng mà nuốt đau thì bản thân càng phải cẩn thận. Tại vì có một số trẻ nuốt đau rồi nhưng người nhà không để ý, xem qua loa rồi cuối cùng bệnh mới nổi đầy họng hết thì muộn rồi, nổi giả mạc mất rồi. 

PV: Biến chứng nào là điều nguy hiểm nhất của bệnh bạch hầu?

Bác sỹ Trương Hữu Khanh: Cái quan trọng là cần phát hiện sớm để sử dụng uống thuốc. Bạch hầu có nhiều thể lắm, có thể trong vòng 48 giờ, có thể là từ 7 đến 10 ngày mới có biến chứng. Thậm chí là 40 ngày sau mới xuất hiện biến chứng.

Sợ nhất là biến chứng cơ tim, nhiễm độc rồi viêm thận, tổn thương đa cơ quan.

PV: Tại TP.HCM thì người dân có nguy cơ lây nhiễm bệnh bạch hầu hay không?

Bác sỹ Trương Hữu Khanh: Tại TP.HCM, những khu vực mà người dân tiêm phòng đầy đủ và không ở trong môi trường ẩm thấp thì có thể an tâm, nếu người dân lo lắng, người dân có thể đi tiêm phòng nhắc lại. Đặc biệt, nếu đến khu vực có nguy cơ lây nhiễm bệnh bạch hầu, người dân nên chú ý cẩn thận.

PV: Vâng, xin cám ơn bác sỹ. 

---

Mời quý vị và các bạn cùng nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 20/7 tại đây: