Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nên đặt bình chữa cháy ở đâu trên ô tô?

Phóng viên - 17/05/2019 | 6:26 (GTM + 7)

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho bản thân và những người xung quanh thì việc chọn và bố trí bình chữa cháy trên xe đúng cách là rất cần thiết. Vậy chúng ta nên đặt bình chữa cháy ở đâu trên ô tô?

Nên đặt bình chữa cháy ở đâu trên ô tô?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Việc phải có bình chữa cháy đã trở thành bắt buộc đối với ôtô khi lưu thông trên đường, tuy nhiên dùng loại gì, bảo quản và sử dụng thế nào vẫn là điều mà có khá nhiều người thắc mắc.

Theo Thông tư 57/2015/TT-BCA của Bộ Công an, từ ngày 6/1/2016, các xe ô tô 4-9 chỗ ngồi bắt buộc phải trang bị ít nhất một bình cứu hỏa trên xe. Theo đó, bình cứu hỏa phải thuộc một trong các dạng sau: bình chữa cháy dạng bột, bình chữa cháy dạng bọt, bình nước pha phụ gia hoặc bình CO2.

Trao đổi với chương trình, một số lái xe cho biết, họ cũng đã có ý thức tự trang bị, đề phòng những tình huống xấu có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc phải để bình chữa cháy ở đâu trên xe thì không phải ai cũng nắm rõ:

“Theo tôi thì cứ phải để chỗ nào dễ lấy đã, rồi mới tính đến việc làm sao cho tránh việc nóng quá nổ bị nổ hoặc trẻ con nghịch vào thì cũng rất là dễ hư hỏng”.

“Tôi cũng có nghe về quy định xe ô tô phải trang bị thiết bị PCCC nhưng chưa tìm hiểu thêm. Bởi khi có tình huống xảy ra có ngay bình chữa cháy để xử lý và đảm bảo an toàn cho chính mình và phương tiện. Nói chung là mình cứ để ở chỗ nào cho dễ lấy thôi chứ đọc cái hướng dẫn sử dụng của xe ô tô không thấy chỗ nào để đặt cả”.

Theo các chuyên gia PCCC, trước hết, để chọn được loại bình phù hợp, chúng ta nên hiểu rõ về tính năng sử dụng và đặc điểm của từng loại bình. Với các loại xe từ 4-9 chỗ bắt buộc phải có một bình cứu hỏa, thuộc một trong những chủng loại sau: bình bột dưới 4kg, bình bọt dưới 5L, bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5L hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4kg. Khi tìm mua bình chữa cháy trang bị trên xe, mọi người có thể căn cứ vào đó để mua đúng chủng loại và kích cỡ, tránh việc mua các bình lớn quá, không thuận tiện cho việc bố trí trong xe (nhất là những mẫu xe cỡ nhỏ).

Hầu hết các bình cứu hỏa dành cho ôtô đều có khuyến cáo đặt ở nơi thoáng mát, nhiệt độ không quá 50 55 oC; do đó, khi đặt bình cứu hỏa trên ôtô, cần tránh đặt bình ở những nơi ánh nắng chiếu trực tiếp như khu vực táp-lô, khay để đồ dưới kính hậu (xe hatchback), bởi vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao (có lúc tới 70oC ở trong xe) sẽ làm tăng nguy cơ nổ bình cứu hỏa. Đưa ra lời khuyên về vị trí tốt nhất để đặt bình cứu hỏa trên xe hơi, Thượng úy Đào Hồng Chương – Trung tâm ứng dụng KHCH về PCCC – Cảnh sát PCCC TP Hà Nội cho biết:

“Vị trí tốt nhất dành cho chiếc bình cứu hỏa là ở dưới gầm ghế, dưới chân hành khách phía trước; hoặc hốc để đồ trên cánh cửa. Điểm cốt lõi là phải đặt bình chữa cháy ở vị trí gần với người lái để thuận tiện khi có sự cố xảy ra; tuyệt đối không để bình chữa cháy trong tầm tay trẻ nhỏ để tránh bất trắc”.

Còn theo Đại tá Đoàn Hữu Thắng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an cho biết, theo quy định tại Nghị định 167/2013 của Chính phủ, các phương tiện giao thông cơ giới không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng theo quy định thì bị phạt tiền từ 300 đến 500 nghìn đồng. 

Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định thì bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. 

Theo Đại tá Đoàn Hữu Thắng, để trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đảm bảo chất lượng đúng tiêu chuẩn, người dân cần lưu ý chỉ mua phương tiện đã được kiểm định về phòng cháy chữa cháy và dán tem kiểm định của cơ quan có thẩm quyền:

“Tôi xin khuyến cáo người dân rằng, khi đi mua trang thiết bị, phương tiện PCCC phải đảm bảo thứ nhất là phải được kiểm định và có dán tem kiểm định. Đây là yêu cầu rất quan trọng. Thứ hai mình là người tiêu dùng, khi mua sản phẩm cho mình và để bảo vệ mình nên phải tìm hiểu thật kỹ. Thứ 3 là các cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh, dịch vụ về phòng cháy chữa cháy”.

Không chỉ là ý thức của các chủ phương tiện trong việc trang bị bình cứu hỏa cho phương tiện nói riêng và nâng cao ý thức PCCC nói chung, mà sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng trong công tác tuyên truyền, xử phạt cũng sẽ giúp chuyển biến nhận thức của các chủ phương tiện khi tham gia giao thông, qua đó kéo giảm các vụ cháy, nổ liên quan đến xe ô tô, đem lại sự yên tâm cho người dân khi lưu thông trên đường.

Nếu có bất kỳ câu hỏi, băn khoăn liên quan đến công tác đảm bảo an toàn PC&CC, quý thính giả có thể liên hệ với chương trình qua tổng đài 024.37.91.91.91, thư điện tử: [email protected].

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Cầu vượt Mai Dịch sau 1 tuần thông xe: Xuất hiện “điểm nóng” mất an toàn

Cầu vượt Mai Dịch sau 1 tuần thông xe: Xuất hiện “điểm nóng” mất an toàn

Đã khoảng 1 tuần trôi qua kể từ khi nút giao Mai Dịch thông xe sau khi hoàn thành dự án cầu vượt bằng thép. Giao thông qua khu vực này đã cải thiện ra sao, phát sinh bất cập nào?

Người “điên” trên phố

Người “điên” trên phố

Hà Nội hơn 9 triệu người. Ngược xuôi, hối hả, ào ào lướt qua những con đường đầy xe cộ. Có khi nào tình cờ, bạn gặp một người không bình thường trên phố? Những người mà bác sĩ gọi là triệu chứng của tâm thần kinh, còn dân gian gọi là người “điên”. Những người “điên” trên phố..

Hành trình từ Vải vụn đến đêm hội Tiên Thuỷ Tinh vì bệnh nhi ung thư

Hành trình từ Vải vụn đến đêm hội Tiên Thuỷ Tinh vì bệnh nhi ung thư

Dự án Vải vụn ra đời nhằm tái sử dụng những đồ thừa là mảnh vải vụn sau mỗi lần may vá. Nhưng điều đáng quý hơn, những vải vụn sau khi “hoá thân” thành những sản phẩm thời trang mới lại có thể giúp đỡ các bệnh nhi ung thư.

Đảm bảo TT ATGT cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu

Đảm bảo TT ATGT cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia năm 2023, cả nước có khoảng 7,8% số nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông ở độ tuổi trẻ em, tương đương với khoảng 900 trẻ em tử vong và gần 1.200 bị thương, trong số đó có gần 1.500 trẻ em là học sinh bậc trung học phổ thông.

Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mới đây Sở GTVT Hà Nội có báo cáo UBND thành phố việc triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy (đường Láng), với tổng đầu tư trên 21.000 tỷ đồng.

Phân loại rác và cái khó của đơn vị thu gom

Phân loại rác và cái khó của đơn vị thu gom

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các tỉnh thành sẽ chính thức thực hiện việc phân loại rác tại nguồn. Hiện không chỉ người dân còn nhiều bỡ ngỡ mà một số đơn vị thu gom, vận chuyển cũng gặp vướng mắc trong công tác chuẩn bị.

Tâm sự của đêm: Ký ức đồng dao

Tâm sự của đêm: Ký ức đồng dao

Tuổi thơ của chúng dần hạn hẹp trong bức tường vị kỷ, ánh sáng công nghệ rọi vào đôi mắt mơ màng, bé dại mà thiếu đi nền tảng cảm xúc, tiếng cười hồn nhiên.

// //