Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nan giải bài toán ô nhiễm rác thải nhựa tại Phú Quốc

Phóng viên - 13/11/2021 | 6:45 (GTM + 7)

Là huyện đảo du lịch, những năm trở lại đây, Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đang đối mặt với nạn ô nhiễm rác thải trầm trọng.

Bờ kè công viên Bạch Đằng, gần cửa sông Dương Đông (Phú Quốc) dày đặc rác thải. Ảnh: Hoàng Trung

Theo khảo sát thực hiện năm 2021 của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF – Việt Nam), tốc độ phát sinh chất thải rắn trên sông Dương Đông - Phú Quốc trung bình khoảng 200 kg/ngày. Trong đó khoảng 70% (139kg) lượng chất thải rắn trên sông Dương Đông đang được thu gom và chôn lấp bởi Ban Quản lý Công trình Công cộng. 26% (51kg) lượng chất thải còn lại  tồn đọng tại các điểm nóng do đội thu gom trên sông không thể tiếp cận và 4% lượng chất thải (chai nhựa PET), tương đương khoảng 8kg là đã được thu gom và tái chế.

PV VOV Giao thông tìm hiểu về thực trạng nguồn chất thải rắn tại khu vực này qua trao đổi với bà Nguyễn Mỹ Quỳnh, Quản lý dự án - Hợp phần Khu bảo tồn Biển, WWF - Việt Nam.

PV: Trong các chất thải rắn phát sinh trên sông Dương Đông, chất thải nhựa chiếm tỷ lệ như thế nào và tỉ lệ thất thoát ra biển đo được là bao nhiêu, thưa bà?

Bà Nguyễn Mỹ Quỳnh: Báo cáo khảo sát của chúng tôi cho thấy chất thải nhựa chiếm 42% tổng lượng chất thải rắn trên sông Dương Đông, tức khoảng 84kg/ngày.  

Tổng lượng chất thải nhựa chưa được thu gom và có khả năng thất thoát ra biển là 22 kg/ngày, chiếm 11% lượng chất thải rắn trung bình trên sông. Nếu tính theo con số này thì trung bình mỗi năm có khoảng 8 tấn chất thải nhựa sẽ thất thoát ra biển từ sông Dương Đông.

PV: Việc phân loại các thành phần chất thải có ý nghĩa như thế nào trong công tác nghiên cứu và đánh giá hiện trạng thưa bà?

Bà Nguyễn Mỹ Quỳnh: Việc phân loại thành phần chất thải, đặc biệt là phân theo loại nhựa giúp cung cấp cơ sở xác định loại nhựa gây ô nhiễm phổ biến trên sông, và tỷ lệ chất thải có tiềm năng thu hồi tái chế nếu được phân loại sau thu gom.

Việc phân loại theo mục đích sử dụng cũng nhằm xác định loại sản phẩm nhựa được sử dụng và thải bỏ phổ biến trên sông, từ đó xác định biện pháp can thiệp nhằm hạn chế sử dụng hoặc tăng cường thu gom từ đầu nguồn thải để ngăn ngừa thất thoát ra sông.

Từ kết quả khảo sát cho thấy các loại rác thải nhựa phổ biến cần được ưu tiên quản lý là mút xốp (21%), túi nilong (19%), bao tải (14%), chai nhựa (13%). 

PV: TP.HCM có các điểm nóng về chất thải nhựa như Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Đôi – Tẻ, Tàu Hủ - Bến Nghé.  Báo cáo khảo sát đã đưa ra những so sánh cụ thể như thế nào về tốc độ phát sinh chất thải nhựa giữa khu vực sông Dương Đông và các điểm nóng này tại TP.HCM?

Bà Nguyễn Mỹ Quỳnh: Với đoạn sông Dương Đông đã khảo sát trong năm 2021 của chúng tôi là 3.600m, tốc độ phát sinh chất thải nhựa tính trên chiều dài sông ước tính khoảng 8,6 kg/mét dài/năm. So với kết quả khảo sát chất thải nhựa trên kênh rạch tại thành phố Hồ Chí Minh đã được thực hiện bởi nhóm chuyên gia Lê Kiều Thủy Chung và cộng sự năm 2016 thì tốc độ phát sinh này thấp hơn nhiều.

Tốc độ phát sinh tính trên đơn vị mét dài theo năm tại sông Dương Đông chỉ bằng 1/5 so với Kênh Đôi – Tẻ, Tàu Hủ - Bến Nghé; và bằng 1/10 so với Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là so sánh này cần được đặt trong bối cảnh mật độ dân số dọc các tuyến kênh tại thành phố Hồ Chí Minh cao hơn gấp nhiều lần so với mật độ dân số dọc sông Dương Đông, Phú Quốc.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát của chúng tôi lại cho thấy tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên sông Dương Đông hiện rất lớn, 42%, và gấp 1,5 – 3,8 lần so với tỷ lệ trên kênh rạch tại TP. HCM, với số liệu được ghi nhận theo khảo sát trong năm 2016 của các chuyên gia nói trên là 11,1% (kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè) và 26,3% (kênh Đôi – Tẻ và Tàu Hủ - Bến Nghé).

PV: Để giảm thiểu chất thải nhựa thất thoát ra biển, WWF – Việt Nam có những đề xuất giải pháp cụ thể như thế nào?

Nhằm giảm thiểu chất thải nhựa phát sinh, thất thoát từ đầu nguồn thải, và tăng cường hiệu quả thu gom nhằm ngăn ngừa thất thoát ra biển, chúng tôi kiến nghị một số giải pháp kỹ thuật như sau:

Một là nghiên cứu lắp đặt các bẫy rác hoặc thiết bị vớt rác tự động tại các vị trí phù hợp nhằm tăng cường tỷ lệ thu gom chất thải nhựa trên sông.

Hai là bố trí các điểm đổ chất thải tập trung trên bờ và phân tán dọc hai bờ sông, tạo điều kiện để các hộ dân và tàu thuyền bỏ rác đúng nơi quy định;

Bên cạnh đó cũng cần tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức đối với nhóm hộ gia đình và tàu thuyền sinh sống và làm việc dọc theo sông Dương Đông. Mục tiêu là giảm thiểu phát thải và ngăn ngừa rò rỉ chất thải nhựa. 

Bên cạnh việc đổ rác đúng quy định, thực hiện Nguyên tắc 4T – Từ chối, Tiết giảm, Tái sử dụng và Tái chế trong đời sống và tiêu dùng hàng ngày sẽ giảm bớt lượng rác phải thải bỏ ra sông.  Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng có trách nhiệm, Phú Quốc sẽ có một dòng sông sạch, môi trường sống xanh.

Tags:
Ý kiến của bạn
Tự sự của đêm: Bình thản nhìn mây trôi

Tự sự của đêm: Bình thản nhìn mây trôi

Bất chợt, tôi nhớ đến một người quen từng bị cuộc đời làm cho bầm dập, nhưng trong câu chuyện cuộc đời anh chưa từng oán trách hay đổ lỗi cho bất kỳ ai.

Cà phê, trà có giúp tỉnh táo khi lái xe đường trường ban đêm?

Cà phê, trà có giúp tỉnh táo khi lái xe đường trường ban đêm?

Cuộc sống khiến chúng ta phải chạy đua với thời gian, di chuyển qua nhiều múi giờ, chuyển ca - kíp liên tục khiến giấc ngủ lý tưởng từ 21 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau đều đảo lộn. Để tỉnh táo làm việc ta cần thêm nhiều thức uống như: cà phê, trà để chống chọi từng cơn buồn ngủ.

Gỡ rào chắn đường Âu Cơ – Nghi Tàm, rộng chỗ này nhưng lo “thắt” chỗ kia

Gỡ rào chắn đường Âu Cơ – Nghi Tàm, rộng chỗ này nhưng lo “thắt” chỗ kia

Hiện nay, đoạn đường từ khách sạn Thắng Lợi (đường Yên Phụ) đến đầu đường Xuân Diệu dài khoảng 260m, nằm trong dự án mở rộng đường Âu Cơ – Nghi Tàm (Hà Nội) đã tháo dỡ toàn bộ rào, di dời máy móc thi công, lòng đường tại đoạn này rộng từ hơn 16m đến khoảng 21m.

“Bí ẩn cuộc sống...”

“Bí ẩn cuộc sống...”

Cứ đến chớm hè là khắp nơi từ quán trà đá vỉa hè tới mạng xã hội, người ta lại bàn tán, kháo nhau về chuyện “bỗng dưng” hóa đơn tiền điện nhà mình đột nhiên tăng mạnh, có khi gấp hai, gấp ba lần tháng trước, mà nhu cầu sử dụng hầu như không thay đổi?...

Quản lý hay Công nghệ giúp vận hành hiệu quả đường sắt đô thị

Quản lý hay Công nghệ giúp vận hành hiệu quả đường sắt đô thị

Việt Nam sắp đưa vào vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sau hàng chục năm xây dựng. Singapore được biết đến là quốc gia có hệ thống giao thông công cộng hiện đại, hiệu quả hàng đầu ở khu vực châu Á. Kinh nghiệm nào của Singapore có thể áp dụng tại Việt Nam.

Người lan tỏa mô hình Con tôm “ôm” Cây lúa

Người lan tỏa mô hình Con tôm “ôm” Cây lúa

Xâm nhập mặn ngày càng gay gắt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt của bà con nông dân ven biển vùng ĐBSCL. Đồng cảm với khó khăn này, anh Huỳnh Chí Phương, Giám đốc Công ty Gạo Tôm ở An Giang đã mày mò nghiên cứu và quyết định lan tỏa mô hình lúa tôm thân thiện môi trường.

Lúa gạo chất lượng cao xu thế mới của thị trường

Lúa gạo chất lượng cao xu thế mới của thị trường

Mặc dù có thế mạnh về xuất khẩu gạo, thế nhưng, với những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước, nông dân và doanh nghiệp nước ta cũng cần chủ động bắt nhịp, thay đổi phương thức sản xuất phù hợp, tạo ra sản phẩm chất lượng cao vừa giảm chi phí và thân thiện với môi trường.

// //