Luôn đổi mới sáng tạo, yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phát triển bền vững
Hoàng Hà - 31/10/2022 | 20:45 (GTM + 7)
Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để sản xuất bền vững? Nhà nước đã có những cơ chế, chính sách thế nào để khuyến khích DN phát triển bền vững?
# Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện có 3 khu chế xuất và 14 khu công nghiệp, thu hút hơn 1.670 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 12 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 45%, giá trị xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 7 tỷ USD. Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, các khu chế xuất, khu công nghiệp đang tập trung đổi mới công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất và đổi mới mô hình phát triển.
# Hội chợ quốc tế sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2022 vừa diễn ra tại Hà Nội đã thu hút 250 gian hàng chất lượng cao của các DN trên địa bàn Hà Nội và 11 tỉnh thành phố trên cả nước. Đây là dịp để các doanh nghiệp gặp gỡ, quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển theo hướng bền vững, mở rộng thị trường và là cơ hội để người dân mua sắm các sản phẩm hàng Việt Nam tiêu biểu chất lượng cao.
# 90 sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính sáng tạo, thân thiện với môi trường vừa được vinh danh tại Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2022. Đây là dịp tôn vinh, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội tiếp cận và thực hiện sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, theo xu thế sản xuất sạch hơn, nhằm hướng tới một nền sản xuất an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn về phát triển bền vững.
Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để sản xuất bền vững? Nhà nước đã có những cơ chế, chính sách thế nào để khuyến khích DN phát triển bền vững?
Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Long, chuyên gia trong lĩnh vực phát triển bền vững về nội dung này.
PV: Thưa ông trong bối cảnh hiện nay, để sản xuất bền vững, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến những yếu tố nào?
Ông Nguyễn Hồng Long: Để sản xuất bền vững, doanh nghiệp có 3 điều cần phải lưu tâm. Thứ nhất, phải hiểu khách hàng của mình, hiểu sự dịch chuyển của khách hàng và động lực của thị trường. Thứ hai, phải hiểu môi trường pháp lý cũng như đối thủ cạnh tranh ở phạm vi quốc tế.
Thứ ba là động lực đổi mới sáng tạo. Nếu chúng ta muốn dịch chuyển theo hướng bền vững, muốn sạch hơn thì rõ ràng phải làm chủ công nghệ tốt hơn nữa, hiệu suất tốt hơn và phải chuyển sang sử dụng những loại nguyên nhiên liệu sạch hơn và rẻ hơn.
PV: Vậy để khuyến khích doanh nghiệp sản xuất bền vững, nhà nước cần có những cơ chế chính sách thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Hồng Long: Đầu tiên phải tạo ra môi trường cạnh tranh một cách minh bạch, rõ ràng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần khác nhau trong kinh doanh. Ví dụ hiện nay chúng ta đang dành rất nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp quốc doanh.
Trong khi đó những doanh nghiệp vừa và nhỏ khối tư nhân đang tạo ra nhiều công ăn việc làm nhất thì lại đang thiệt thòi, cả trong tiếp cận tài chính, thị trường và cả trong đối xử về thuế.
Cho nên theo tôi việc đầu tiên là cần tạo ra môi trường cạnh tranh một cách công bằng. Khi đã cạnh tranh công bằng, doanh nghiệp sẽ dồn sức đổi mới sáng tạo, dồn sức nâng cao thực lực của mình hơn là chạy chọt hoặc làm những việc khuất tất để tạo ra những lợi thế cạnh tranh không công bằng.
Vấn đề thứ hai là chúng ta phải tôn trọng những gì đã kí và cam kết với nước ngoài, trong đó cam kết hàng đầu của chúng ta là net zero vào năm 2050 (net zero tức là cam kết phát thải ròng bằng 0). Khi thực hiện cam kết này thì một loạt nghị định, chính sách, chiến lược sẽ được đưa ra liên quan đến kinh tế tuần hoàn, sản xuất sạch hơn, dịch chuyển năng lượng bền vững – năng lượng tái tạo sẽ là những thứ mà chúng ta phải làm được.
Việt Nam không thiếu người tài, cũng không thiếu nguồn lực, chỉ có điều chính sách của nhà nước làm sao định hướng các nguồn lực đó một cách hợp lý là điều hết sức quan trọng.
Yếu tố thứ ba, muốn đất nước phát triển hơn nữa, chúng ta phải có chính sách bồi dưỡng và đãi ngộ nhân tài thật tốt, hiện nay chúng ta đang chảy máu chất xám rất nhiều. Tôi nghĩ nếu làm tốt những điều này thì đất nước sẽ phát triển tốt.
Thực tế đã từng có nhiều trường hợp người vi phạm giao thông cố tình không chấp hành bằng cách bỏ lại phương tiện, vì giá trị của chiếc xe không bằng mức phạt phải nộp. Không riêng gì tại Việt Nam, đây cũng là tình huống mà lực lượng chức năng ở nhiều nước trên thế giới phải đối mặt.
Từ năm 2025, hành khách sẽ không thể đi chung xe hay đặt chỗ lẻ từng trường hợp để nhà xe đưa đón tận nhà, bởi theo quy định mới, ôtô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được nhận khách lẻ, không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng, không ấn định lịch trình cố định…
Mỗi khi đến nhận phòng khách sạn, hoặc các cơ sở lưu trú nói chung, chúng ta đều được yêu cầu chụp lại căn cước. Không đồng ý với việc này, chúng ta sẽ bị coi là khó tính, gây khó dễ cho nhân viên lễ tân. Nhưng đồng ý với việc này, chúng ta sẽ đối mặt với không ít rủi ro.
Mỹ Tho, vùng đất trù phú nằm bên dòng sông Tiền, là nơi hội tụ văn hóa của nhiều cộng đồng dân cư qua các thời kỳ. Trong dòng chảy lịch sử ấy, sự góp mặt của người Hoa vào cuối thế kỷ 17 đã để lại những dấu ấn sâu sắc, không chỉ trong đời sống kinh tế mà còn trong ẩm thực.
Từ ngày 01/1/2025, 80 phường thuộc 10 quận nội thành TP.HCM đã chính thức sáp nhập thành 41 phường mới. Đây là một sự kiện quan trọng trong nỗ lực tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý và phục vụ người dân của thành phố.
TP.HCM vừa quyết định nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1 trên quốc lộ 13 và cầu Bình Phước 1 trên quốc lộ 1 lên mức 7 mét theo Quy hoạch kế cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa. Đây được xem là quyết định táo bạo, đột phá nhưng cũng nhiều thách thức.