Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Liên tiếp cá sấu nghi sổng chuồng: Quy định nào quản lý động vật nguy hiểm?

Phóng viên - 26/10/2020 | 20:32 (GTM + 7)

Chỉ trong vòng 1 tuần, có ít nhất 3 con cá sấu bơi cặp sông, bò vào nhà dân bị phát hiện và vây bắt tại Đồng Tháp, Cà Mau giữa lúc mưa to, ngập lụt… khiến bà con hoảng sợ. Quá trình xác minh ban đầu nghi là do các hộ gia đình nuôi cá sấu đã để sổng chuồng

Cá sấu nghi sổng chuồng bò vào bãi xe khách bị người dân vây bắt tại An Giang. Ảnh: Tiền Phong

Việc quản lý loài động vật hoang dã nguy hiểm này được quy định thế nào? PV VOVGT đã có cuộc trao đổi cùng Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM.

PV: Thưa Luật sư, việc quản lý, nuôi nhốt động vật hoang dã, nguy hiểm như cá sấu được quy định thế nào ạ?

LS Nguyễn Văn Hậu: Điều này được quy định rõ trong Nghị định 06, ngày 22/1/2019 của Chính phủ, quy định về quản lý động, thực vật, rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) tại Việt Nam. 

Cá sấu thuộc về Nhóm I,  danh mục thực vật, động thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Việc nuôi cá sấu sẽ đăng ký tại cơ quan CITES của Việt Nam để được cấp mã số và Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm quản lý và kiểm tra. Theo Nghị định số 06/2019, cơ sở nuôi cá sấu phải có chuồng trại phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài vật nuôi trồng: đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.

Trường hợp cơ sở quản lý không chặt chẽ để cá sấu sổng chuồng, gây thiệt hại cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Với các tội như vô ý gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác theo Điều 138 Bộ Luật hình sự hiện hành và sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 20.000.000 đồng hoặc là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm, hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.

PV: Tổ chức, cá nhân để cá sấu sổng chuồng, xâm hại nghiêm trọng đến tài sản sinh mạng người khác sẽ phải bồi thường ra sao ạ?

LS Nguyễn Văn Hậu: Theo Quy định Bộ Luật dân sự năm 2015, điều 590 phải bồi thường bao gồm những chi phí trong việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc là bị giảm sút của người bị thiệt hại. Hay là thu nhập của người đó bị mất, bị giảm sút do họ không thể lao động được. Hoặc là chi phí hợp lý về phần thu nhập thực tế bị mất của những người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

Nếu người thiệt hại bị mất cả năng lao động, cần phải thường xuyên chăm sóc, và thì bồi thường cả cái việc chăm sóc, điều trị. Pháp luật đã quy định rất rõ điều này.

Ngoài ra, Theo Nghị định 06, trường hợp động thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm đe dọa, xâm hại nghiêm trọng đến tài sản sinh mạng người khác thì chúng ta phải áp dụng các biện pháp như là xua đuổi, hạn chế gây tổn thương từ động vật đó. Đồng thời, thông tin ngay cho cơ quan kiểm lâm, UBND xã, cấp huyện…nơi gần nhất.

Trường hợp mà động vật quý hiếm, nguy cấp đe dọa, tấn công trực tiếp tính mạng con người ở ngoài khu rừng đặc dụng, phòng hộ, sau khi chúng ta áp dụng các biện pháp xua đuổi nhưng không có hiệu quả thì Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ quyết định chỉ đạo bẫy, bắt, bắn… cá thể động vật đó!

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 26/10 tại đây:


 

Tags:
Ý kiến của bạn
Cầu vượt Mai Dịch sau 1 tuần thông xe: Xuất hiện “điểm nóng” mất an toàn

Cầu vượt Mai Dịch sau 1 tuần thông xe: Xuất hiện “điểm nóng” mất an toàn

Đã khoảng 1 tuần trôi qua kể từ khi nút giao Mai Dịch thông xe sau khi hoàn thành dự án cầu vượt bằng thép. Giao thông qua khu vực này đã cải thiện ra sao, phát sinh bất cập nào?

Người “điên” trên phố

Người “điên” trên phố

Hà Nội hơn 9 triệu người. Ngược xuôi, hối hả, ào ào lướt qua những con đường đầy xe cộ. Có khi nào tình cờ, bạn gặp một người không bình thường trên phố? Những người mà bác sĩ gọi là triệu chứng của tâm thần kinh, còn dân gian gọi là người “điên”. Những người “điên” trên phố..

Đảm bảo TT ATGT cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu

Đảm bảo TT ATGT cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia năm 2023, cả nước có khoảng 7,8% số nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông ở độ tuổi trẻ em, tương đương với khoảng 900 trẻ em tử vong và gần 1.200 bị thương, trong số đó có gần 1.500 trẻ em là học sinh bậc trung học phổ thông.

Hành trình từ Vải vụn đến đêm hội Tiên Thuỷ Tinh vì bệnh nhi ung thư

Hành trình từ Vải vụn đến đêm hội Tiên Thuỷ Tinh vì bệnh nhi ung thư

Dự án Vải vụn ra đời nhằm tái sử dụng những đồ thừa là mảnh vải vụn sau mỗi lần may vá. Nhưng điều đáng quý hơn, những vải vụn sau khi “hoá thân” thành những sản phẩm thời trang mới lại có thể giúp đỡ các bệnh nhi ung thư.

Phân loại rác và cái khó của đơn vị thu gom

Phân loại rác và cái khó của đơn vị thu gom

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các tỉnh thành sẽ chính thức thực hiện việc phân loại rác tại nguồn. Hiện không chỉ người dân còn nhiều bỡ ngỡ mà một số đơn vị thu gom, vận chuyển cũng gặp vướng mắc trong công tác chuẩn bị.

Mất mạng vì 'lách' luật

Mất mạng vì "lách" luật

Pháp luật đã có những quy định cụ thể và đầy đủ về an toàn vệ sinh lao động, nhưng vẫn xảy ra nhiều vi phạm dẫn đến hậu quả thương tâm. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, con số tai nạn lao động mới chỉ phản ánh một phần thực tế khi có doanh nghiệp cố tình giấu nhẹm những vụ việc này.

Giá vàng SJC lao dốc mạnh trong phiên đấu thầu sáng nay

Giá vàng SJC lao dốc mạnh trong phiên đấu thầu sáng nay

Trong bối cảnh giá kim loại quý thế giới đi xuống và phiên đấu thầu vàng diễn ra sáng cùng ngày, giá vàng miếng SJC tiếp tục mất thêm 1-1,5 triệu đồng mỗi lượng.

// //