Tiếp tục xảy ra cháy tại Thủ Đức, chưa rõ thiệt hại
Sau vụ cháy tại khu trọ khiến 2 người tử vong, tiếp tục một vụ cháy khác xảy ra vào sáng nay (27/12) tại TP.Thủ Đức.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Ngày 9/5, sau một vụ va chạm trên đường ở quận Thủ Đức, TP.HCM, một nhóm thanh niên đã nói chuyện với nhau bằng nắm đấm và dao. Một người đàn ông đã bị đâm gục trong màn hỗn chiến. Nạn nhân tử vong trên đường đi cấp cứu.
Sau đó ít ngày, đến 13/5, một nạn nhân khác của bạo lực sau va chạm giao thông cũng đã được xác nhận tử vong trong bệnh viện. Người này trước đó ngồi trên xe gặp va chạm ở quận Gò Vấp, TP.HCM, có ý can ngăn thì bị một đối tượng dùng vật nhọn đâm xuyên mũ bảo hiểm trúng vào đầu gục xuống đường.
Vụ việc nổi cộm mới nhất liên quan tới một tài xế ô tô ở Bình Thuận tông chết người sau khi trả đũa nhóm người tấn công mình và bạn bè. Nguyên nhân sự việc bắt nguồn từ việc suýt xảy ra va chạm giao thông với một nhóm xe máy.
Bình luận về những vụ án mạng này, anh Lê Văn Tiến, một tài xế 7 năm kinh nghiệm, cho rằng, ở các đô thị, giao thông đông đúc nên khó tránh khỏi va chạm. Khi ấy, cách phản ứng với các tình huống phát sinh là rất quan trọng, kể cả gặp người hung dữ, thích sử dụng bạo lực.
“Có những tài xế ý thức văn minh tham gia giao thông của người ta không tốt. Nhiều người rất hiểu luật nhưng vẫn cố tình như thế. Đi ra ngoài đường thì có áp lực riêng ở ngoài đường.
Nếu va chạm, dù nhẹ hay nặng, thì tốt nhất là mình xuống giải quyết êm đềm trước. Không được thì mới nhờ đến pháp luật. Chứ không cần phải xô xát nhau làm gì”, anh Lê Văn Tiến cho biết.
Đồng quan điểm, anh Nguyễn Tuấn Linh, một tài xế xe công nghệ cho biết, thực tế có những tài xế không nắm vững luật, hoặc không tập trung quan sát khi lái xe. Đến khi gây tai nạn thì đổ cho người khác, buông lời chửi bới, quát mắng hòng “cả vú lấp miệng em”. Nếu tài xế không có sự chuẩn bị cho những tình huống này thì sẽ rơi vào thế bị động, thậm chí là bị hành hung.
Theo anh Nguyễn Tuấn Linh: “Nhiều khi người ta nghĩ xe to đền xe nhỏ, còn khái niệm ấy nên ăn vạ mình. Khi mình đưa ra cam hành trình thì họ mới thôi. Để đảm bảo an toàn cho mình và tài sản của mình thì lắp cam trước cam sau làm bằng chứng.”
Từng trải qua không ít lần va chạm giao thông sau 15 năm lái xe ở Hà Nội, ông Bùi Văn Nam nêu quan điểm, để tránh thiệt hại sức khỏe, bảo vệ tính mạng cho bản thân, các tài xế cần có cái đầu lạnh: “Tham gia giao thông chẳng ai nói tài, nói giỏi được. Chuyện không may xảy ra thì trước tiên mình cứ xuống xem người ta có bị sao không.
Bị nặng thì xử lý đã, đúng sai tính sau. Chứ xuống mà người ta đang bị đau mà cứ cãi đúng sai chẳng giải quyết được vệc gì. Nóng nảy đánh nhau, đưa ra công an thì thứ nhất là mất thời gian. Thứ hai là kiểu gì cũng bị xử phạt hành chính.
Đằng nào cũng mất tiền, tại sao không xuống nói chuyện với nhau sao cho vui vẻ. Hoặc mình cứ nhịn tí thì tốt hơn.”
Chuyên gia tâm lý, PGS.TS Trần Thu Hương cho rằng, dịch COVID-19 đã làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội, trong đó nổi cộm là việc gia tăng số vụ xô xát, bạo lực sau va chạm giao thông. Mấu chốt ở chỗ, ngay cả khi các tài xế biết được mình cần tuân thủ các quy tắc giao thông, giữ bình tĩnh, nhưng khi xảy ra mâu thuẫn thì vẫn có không ít người mất kiểm soát hành vi.
“Những người có mức độ căng thẳng lớn thì họ khó có thể kiểm soát các vấn đề cảm xúc của họ, họ dễ có cảm xúc tiêu cực và hành động tiêu cực. Ban đầu có thể là xô xát về lời nói, sau đó xô xát hành vi về mặt thể chất”, PGS.TS Trần Thu Hương cho biết.
Theo PGS.TS Trần Thu Hương, có 3 khía cạnh kích thích sự bộc phát, khó lường trong các vụ bạo lực leo thang thành án mạng. Thứ nhất về mặt sinh học, con người có sự khó chịu cơ thể do tác động môi trường, hoàn cảnh giao thông, chất kích thích như rượu bia, ma túy. Thứ hai về góc độ tâm lý, những người nóng nảy sẽ thường giải quyết sự việc theo cách căng thẳng, họ thiếu bình tĩnh để ứng xử ôn hòa, dễ bị kích động chỉ từ một ánh nhìn gây khó chịu, một lời nói, cử chỉ, giọng điệu gây khó chịu. Thứ ba là vấn đề xã hội.
Trong khi đó, ông Khương Kim Tạo, Nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia nhìn nhận, cái gốc vẫn là phông văn hóa của mỗi cá nhân. Văn hóa thế nào, hành vi như vậy: “Chỉ có phát triển văn hóa giao thông thôi chứ không còn con đường nào khác cả.Tâm con người bức xúc, hơi va chạm cái là cáu gắt rồi, phải thay đổi bằng suy nghĩ trong con người, biết kiềm chế.
Muốn hạn chế thì phải đẩy mạnh phát triển văn hóa giao thông, ứng xử giữ người tham gia giao thông với nhau, với lực lượng chức năng và ứng xử môi trường”
Ông Khương Kim Tạo cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng cổ xúy, ủng hộ sự trả đũa khi bị gây hấn, hành hung sau va chạm giao thông, đồng thời đề nghị đẩy mạnh việc đào tạo văn hóa giao thông, cũng như kỹ năng ứng xử khi xảy ra va chạm giao thông: “Không phải chỉ dạy lý thuyết mà phải bằng mọi cách uốn nắn phẩm chất con người để nhận thức chuyện đó. Mà dạy văn hóa giao thông phải bắt đầu từ các cháu bé, lớp 1, lớp 2 cho đến lớp 12, đại học… Cần thay đổi phương pháp dạy, cần ứng dụng công nghệ mới vào tuyên truyền toàn diện”.
Nghịch lý khuyến khích bạo lực để ngăn bạo lực
Có lẽ, sự việc tài xế xe sang ở Bình Thuận tông chết người sau mâu thuẫn giao thông là một trường hợp điển hình cần phân tích kỹ để hiểu chuyện gì đang xảy ra với cách giải quyết vấn đề sau va chạm xe cộ.
Câu chuyện có thể chia làm 3 phân đoạn, tương ứng với 3 góc nhìn khác nhau.
Ở lát cắt đầu tiên là một video clip lan truyền trên mạng xã hội với hình ảnh trọng tâm là pha rồ ga tông thẳng vào nạn nhân của viên tài xế. Rất nhiều ý kiến chỉ trích đã chĩa vào hành vi được coi là cố ý giết người này.
Nhưng ở lát cắt thứ hai, vẫn là video clip ấy nhưng dài hơn, chiếu từ cảnh viên tài xế và bạn bè bị một nhóm người đi xe máy hành hung, đánh hội đồng. Tức nước vỡ bờ, như chiếc lò xo bị nén căng chờ bung ra, viên tài xế đã trả đũa.
Lúc này, cộng đồng mạng lại có xu hướng đổ tại cho những người đã ra tay đẩy viên tài xế đến bước đường cùng. Thậm chí, có không ít người cổ xúy việc lái xe trừng trị tất cả nhóm người đánh hội đồng, không riêng nạn nhân đã tử vong.
Chủ đích là nhằm báo động, răn đe với những kẻ ưa thói côn đồ, sử dụng nắm đấm, dụng cụ gây sát thương để giải quyết mâu thuẫn nhỏ khi tham gia giao thông. Ở góc nhìn của những người cổ vũ viên tài xế, việc đánh hội đồng là nhỏ nhen, người động tay động chân trước xứng đáng bị trừng phạt.
Tuy nhiên, vẫn còn lát cắt thứ ba, đó là kết quả điều tra nguyên nhân ban đầu của cơ quan công an. Bây giờ, mọi chuyện đã sáng tỏ. Nhóm người chạy xe sang đã nhậu và sử dụng rượu bia trước khi lên xe. Viên tài xế đã vi phạm quy định Luật giao thông đường bộ khi điều khiển phương tiện mà trong người có nồng độ cồn. Hiện người này đã bị truy tố về tội danh “giết người”.
Nhóm người đi xe máy cũng không vừa, khi leo thang căng thẳng, đụng tay đụng chân dù hai bên mới chỉ “suýt va chạm trên đường”, chưa xảy ra tai nạn. Họ có dấu hiệu của tội “gây rối trật tự công cộng” và “cố ý gây thương tích”.
Như vậy, nhìn ở góc độ khách quan, khi tường tận sự vụ, bất cứ ai dù là thủ phạm hay nạn nhân cũng phải bị lên án vì dùng bạo lực làm phương tiện giải quyết mâu thuẫn.
Rất đáng ngại cho tư duy dùng bạo lực để ngăn chặn bạo lực ở một bộ phận cư dân mạng, biểu hiện qua việc cổ xúy viên tài xế chạy nhiều vòng hòng truy sát kẻ đánh mình.
Hệ quả của tư duy này cũng chính là số phận của viên tài xế. Nếu anh ta chạy lên xe tẩu thoát khỏi hiện trường để bảo vệ tính mạng, câu chuyện có lẽ đã rất khác. Từ vai một nạn nhân bị áp bức, anh ta phải đối diện với một bản án cuộc đời, với cái danh sát nhân.
Còn nạn nhân của câu chuyện đáng buồn này, ông ta không phải trường hợp hy hữu.
Trước đó, một câu chuyện ám ảnh ở Hà Nội từng xảy ra, nạn nhân cũng chính là người đã đẩy người đối diện vào trạng thái kích động bằng cách sử dụng bạo lực trước. Cụ thể, một người lái xe sang dồn ép người đi xe máy sau va chạm. Dù người đi xe máy đã van xin nhưng vẫn bị dùng dùi cui kim loại và bình xịt hơi cay đuổi đánh, và trong cơn hoảng loạn người này đã rút dao đâm vào ngực viên tài xế khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
“Vật cực tắc phản” - Nguyên lý này nhắc nhở mọi người cần giữ được sự cân bằng về cảm xúc và hành vi. Mọi hành động vượt quá giới hạn sẽ leo thang tới một hậu quả thảm khốc không thể kiểm soát.
Những người trong cuộc và cả các nhà quan sát cần hiểu rằng, bạo lực không thể biện minh và ngăn chặn cho bạo lực.
Văn hóa giao thông cần được hình thành, vun đắp trong một môi trường không dung dưỡng cho bạo lực.
Sau vụ cháy tại khu trọ khiến 2 người tử vong, tiếp tục một vụ cháy khác xảy ra vào sáng nay (27/12) tại TP.Thủ Đức.
Bước đầu, danh tính 2 nạn nhân tử vong được xác định là 2 vợ chồng, quê Thái Bình.
Đường tỉnh 922 nối quận Bình Thủy và huyện Thới Lai, Cần Thơ đã đưa vào khai thác được 3 năm, giúp rút ngắn thời gian đi từ trung tâm đến các quận, huyện. Thế nhưng suốt chừng ấy năm, qua mấy bận bổ sung hạng mục, đến nay, con đường này vẫn là “điểm đen” về tai nạn giao thông.
Hàng trăm cư dân đã kịp thời được sơ tán an toàn và không có thiệt hại nào về người sau vụ cháy tại chung cư HQC Bình Trưng Đông, Tp.Thủ Đức trưa nay (27/12).
Chỉ trong vòng 1 tuần, tại TP.HCM liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng khiến người dân bất an, lo ngại về công tác phòng chống cháy nổ, đặc biệt lại là thời điểm năm hết tết đến nhiều bận rộn.
Câu chuyện cafe đường tàu ở Hà Nội không mới, và nó luôn là chủ đề tranh luận giữa hai xu hướng: đảm bảo an toàn giao thông và thu hút du lịch. Vậy có giải pháp nào đảm bảo sự cân bằng cho cả hay yêu cầu đó hay không?
Trước tình trạng một bộ phận lớn xe ôm, shipper thường xuyên vi phạm luật giao thông, quản lý là cần thiết, chấn chỉnh cần sớm thực hiện, song việc triển khai cần nhiều giải pháp đồng bộ chứ không đơn giản là một chiếc thẻ hoạt động vận chuyển.