Lập Tổ công tác liên ngành chống buôn lậu qua đường hàng không
PV - 21/03/2023 | 8:39 (GTM + 7)
Động thái này được đưa ra sau khi hải quan TP.HCM phát hiện hơn 11 kg thuốc lắc và ma túy tổng hợp trong hành lý của 4 tiếp viên hàng không Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất mới đây.
Bộ Trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), vừa ký quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế.
Động thái này được đưa ra sau khi hải quan TP HCM phát hiện hơn 11 kg thuốc lắc và ma túy tổng hợp trong hành lý của 4 tiếp viên hàng không Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16/3.
Theo đó, Tổ công tác có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 và các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, cơ chế phù hợp với diễn biến tình hình ở từng giai đoạn, đối với từng địa bàn, lĩnh vực; bảo đảm để các lực lượng chức năng nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế.
Tổ công tác có Tổ trưởng là ông Lê Thanh Hải, Ủy viên, kiêm chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Ông Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia được cử làm Phó tổ trưởng và các thành viên thuộc Cục An ninh kinh tế (Bộ Công an), Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường).
Tổ công tác hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Định kỳ 3 tháng, tổ công tác họp đánh giá tình hình, kết quả tổ chức thực hiện Kế hoạch số 111 của Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, dự kiến chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp, thành phần kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch số 111.
Tổ sẽ tự giải thể khi đợt tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế kết thúc.
Trong thời gian từ 22/1 đến 22/2 (tức từ 23 tháng Chạp đến 25 tháng Giêng năm Ất Tý), Sở GTVT Hà Nội thông báo hướng dẫn phân luồng giao thông ra vào nội đô thành phố dịp này theo 6 hướng.
Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn phương tiện xe container, xe tải, ô tô….phải “chôn chân” nhiều giờ trên đường Võ Nguyên Giáp (xa lộ Hà Nội cũ, thuộc TP. Thủ Đức, TP.HCM) vì kẹt xe.
Chiều ngày 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt 200 biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông tại 58 nút giao trên toàn thành phố.
Như VOV Giao thông đã từng thông tin và cảnh báo nhiều lần trên sóng trong các khung giờ cao điểm về thực trạng TNGT thường xuyên xảy ra, gây thương vong trên tuyến đường Minh Khai, đặc biệt là đoạn qua ngõ Hòa Bình 7.
Dự báo trong đợt cao điểm phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhu cầu về quê, đi du lịch của người dân sẽ rất lớn. Tại TP.HCM, nhiều người đang quan tâm lúc này là tình hình mua vé xe, cũng như công tác đảm bảo an toàn giao thông ra sao?.
Nhận định thị trường thời điểm hiện tại, các chuyên gia cho biết thị trường vẫn đang chuyển động tích cực, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới trong năm 2025.
Chỉ còn 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, đến thời điểm này, việc mà hầu hết người dân sinh sống làm việc và học tập tại TP.HCM quan tâm chính là đi lại trong dịp Tết như thế nào và chủ động lộ trình ra sao?