Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Làm việc thiện là chuyện tùy duyên

Phóng viên - 29/03/2022 | 14:45 (GTM + 7)

Làm việc thiện là chuyện tùy duyên, nhưng có được một người bạn đời luôn ủng hộ, đồng hành với mình trong mỗi chuyến đi thiện nguyện, đó còn là nhân duyên mà mình cần trân trọng.

Đó là lời tâm sự chân tình của vợ chồng thầy Nguyễn Hữu Chung Kiên, giáo viên Trường THPT Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, và cô Phan Thị Mỹ Huệ, giáo viên trường tư thục Nguyễn Khuyến, khi cả hai nhìn lại hành trình làm việc thiện của mình trong những năm qua.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Vợ chồng thầy giáo Kiên và 2 cái thùng lớn trước nhà
Vợ chồng thầy giáo Kiên và 2 cái thùng lớn trước nhà

Và hành trình đó, hiện vẫn đang không ngừng được nối dài, bởi những niềm vui, hạnh phúc của hai vợ chồng, khi giúp đỡ được nhiều mảnh đời khó khăn, nhưng cũng có cả những ám ảnh, day dứt khôn nguôi, khi phải chứng kiến những cảnh khốn khó, vẫn còn phủ lên biết bao cuộc đời.

Trong gần một năm qua, trước căn nhà của vợ chồng thầy giáo Chung Kiên, tại địa chỉ số 134 - 136 đường Thống Nhất, phường Tân Thành, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, lúc nào cũng luôn để sẵn hai cái thùng xốp lớn, đựng nhu yếu phẩm cần thiết như trứng, gạo, sữa,…để dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn, chỉ cần gõ cửa là có thể vào lấy.

Và lý do mà hai chiếc thùng xốp này xuất hiện, lại bắt nguồn từ một tấm biển kêu cứu cần sự giúp đỡ, mà hai vợ chồng đã bắt gặp được trong một lần ra ngoài. Đó là vào khoảng tháng 7 năm ngoái, khi dịch bệnh Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh còn đang bùng phát căng thẳng, và như nhiều người dân của thành phố, vợ chồng thầy Kiên cũng chỉ ở trong nhà.

Cho tới một ngày, khi hai vợ chồng ra ngoài để đi tiêm vắc xin, đã thấy một tấm biển kêu cứu của một xóm trọ ở quận Tân Phú. Nên hai vợ chồng đã quyết định tới xóm trọ, tặng nhu yếu phẩm như mì tôm, gạo, sữa, dầu ăn cho bà con trong xóm. Rồi từ đó, cứ vào chủ nhật hàng tuần, họ lại lên xe, chở theo lương thực, thực phẩm thiết yếu tới khắp những nơi khó khăn trên địa bàn thành phố. Đồng thời cũng để thêm hai thùng thực phẩm trước nhà, để có thể giúp đỡ được nhiều người hơn nữa. 

Cô Huệ tặng quà cho các em nhỏ khó khăn trong dịch

Hồi tưởng lại quá trình làm việc thiện của hai vợ chồng, thầy Nguyễn Hữu Chung Kiên chia sẻ: "Cái bữa mà nghe bà xã về nói là có người cần hỗ trợ, bây giờ em đi làm, em đi giúp đỡ họ được không. Thì mình mới nói là, mọi chuyện em làm hồi xưa đến giờ, bất cứ điều gì anh cũng đồng ý hết, nói chung là em cứ nói ra là anh đồng ý, vậy thôi. Và mình ở phía sau, khi bà xã cần là giúp, ví dụ như sáng chủ nhật là dậy sớm, chất đồ lên xe, rồi lái xe đi đâu, cứ nói địa chỉ là chở tới, rồi khiêng đồ dô, rồi giúp bà xã trong những việc thiện nguyện đấy. Mình rất là vui và mình cũng thích làm cái công việc đó. Nó có một cái hạnh phúc cho mình, sau khi mà nhìn thấy những người người ta nhận những món quà của mình, mà người ta cười, người ta cảm ơn, rồi người ta khóc nữa. Thì mình thấy nó vui lắm, nó hạnh phúc lắm, vậy là được rồi".

Được biết, thầy Kiên hiện là giáo viên dạy toán, còn cô Huệ là giáo viên dạy ngữ văn. Các ngày từ thứ 2 tới thứ 7, hai vợ chồng đều khá bận, nhưng vẫn cố sắp xếp thời gian để có thể làm thêm các công tác xã hội.

Và trên hành trình làm việc thiện của mình, bên cạnh tặng đồ ăn cho bà con, hai vợ chồng còn tặng dụng cụ học tập trực tuyến cho các em học sinh nghèo, hay tặng sữa cho gia đình nào có trẻ nhỏ. Tới nhiều gia đình, thầy cô còn gửi tiền mặt, từ 500.000 đồng tới 1 triệu đồng mỗi nhà, để có thể chia sẻ được phần nào khó khăn mà họ phải trải qua trong đại dịch.

Kể lại những kỷ niệm khó quên mà hai vợ chồng đã cùng nhau trải qua trong những chuyến đi thiện nguyện, cô giáo Phan Thị Mỹ Huệ tâm sự: "Bất kể lúc nào mình gửi quà hay làm gì thì mình cũng có rất nhiều cảm xúc. Câu chuyện nào cũng để lại cho mình những cái tình cảm, cũng cả những nỗi day dứt và ám ảnh nữa. Ví dụ như là có một cái bé ở quận 12, mồ côi cả cha lẫn mẹ, bây giờ sống với ông nội. Hôm đó khi mà mình tới để hỗ trợ phương tiện để học online và hỗ trợ nhu yếu phẩm, thì khi mà mình gửi rồi thì ông nội bé cứ nấn ná mãi, nước mắt cứ rưng rưng vậy.

Rồi khi mình đã lên xe rồi, ông vẫn cứ đứng ngoài cửa xe nói cảm ơn mãi, nhìn tội lắm. Rồi cái hồi đỉnh dịch, có một gia đình ở bên Bình Tân, đạp xe đạp từ bên Bình Tân qua mình cũng phải 10km, để xin nhu yếu phẩm, mà đạp xe trong cái lúc trời mưa to. Rồi có người đi ngang vào xin, họ xin cũng nhiều lần, Tết họ cũng nói là cô có thì cô cho con ít về ăn Tết. Lúc ấy mình chưa mua được quà thì mình lì xì, nhưng sau đó thì mình không thấy tới nữa, hỏi thăm thì mới biết là người đó phải nhập viện rồi. Và mình đã nghĩ là nếu lúc ấy mình không giúp được, chắc mình sẽ rất là áy náy, rất là day dứt".

Thầy Kiên mang máy tính bàn đi tặng cho các học trò không có thiết bị học trực tuyến

"Nói chung là việc thiện nguyện này nó giống như là tùy duyên vậy, mình nghĩ mọi thứ đều là tùy duyên. Nếu mà có điều kiện thì mình sẽ làm nhiều, còn nếu không có điều kiện thì mình sẽ làm ít, trong khả năng của mình. Mình sẽ vẫn duy trì, nếu bà con tới, xin hỗ trợ hay gì đó, hay có hoàn cảnh khó khăn nào đó, thì mình sẽ sẵn sàng giúp đỡ thôi, trong khả năng của mình".

Hai chữ tùy duyên mà cô giáo Mỹ Huệ nói nghe thì thật vô hình, nhưng nó lại được hai vợ chồng cô cụ thể hóa bằng những việc làm ý nghĩa như: trích tiền túi của bản thân từ các giờ giảng dạy, để mua nhu yếu phẩm trao tận tay những bà con khó khăn; mua thêm gạo, trứng cho vào hai cái thùng lớn trước cửa nhà để ai cần là có thể ghé lấy. Hoặc giúp đỡ chính các em học sinh mà hai vợ chồng đang giảng dạy, em nào là F0 mà ở thành phố, cha mẹ ở quê, thầy cô sẽ giúp. Em nào hoàn cảnh, thầy cô sẽ dạy kèm không lấy tiền. Ngoài dạy học, cô Mỹ Huệ còn viết sách. Và tiền bán sách cũng được cô để ra, để đóng góp thêm vào những chuyến đi từ thiện trong cộng đồng.

Sau khi trải qua đại dịch, hai vợ chồng  thầy giáo còn đều có tâm niệm thế này, nếu cuộc sống đã vô thường như thế, sống nay chết mai ai biết như nào, chi bằng hãy cùng nhau làm những điều tử tế và sống nhân ái với người xung quanh. Bởi khi giúp thêm được một người, là chúng ta cũng đã có thêm được một phần hạnh phúc cho chính cuộc đời của mình.

---

Các bạn thân mến, nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Tags:
Ý kiến của bạn
Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các ứng dụng gọi xe như Grab, số lượng taxi truyền thống ở Singapore đang ngày một ít đi. Điều này gây ra không ít khó khăn với những người không có thói quen sử dụng ứng dụng, nhất là người cao tuổi.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

// //